Mexico tìm thấy hóa thạch một phần sọ của loài khủng long chưa từng được biết đến

VOH - Một nhóm nghiên cứu đã tìm thấy hóa thạch một phần hộp sọ của một loài quái thú khổng lồ hình dáng kỳ lạ tại Mexico.

Sci-News đưa tin, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Bath (Anh) đã tìm thấy hóa thạch một phần hộp sọ của một loài quái thú khổng lồ ở hệ tầng Cerro Del Pueblo của Mexico.

Quá trình phân tích chi tiết cho thấy nó là một loài khủng long chưa từng được biết đến trước đây, được đặt tên là Coahuilasaurus lipani.

untitled-1726200734465586338149-5-3
Chân dung loài quái thú mới ở Mexico, được đặt tên là Coahuilasaurus lipani - Ảnh: C. Díaz Frías

Bài công bố của nhóm nghiên cứu, đăng trên tạp chí khoa học Diversity, cho biết Coahuilasaurus lipani sống vào khoảng 72,5 triệu năm trước, tức cuối kỷ Phấn Trắng, là kỷ nguyên quái thú cuối cùng của địa cầu.

Chiều dài cơ thể loài khủng long này ước tính lên đến 8 m khi còn sống, khiến nó trở thành một trong những loài khủng long to lớn nhất trong khu vực.

Thế nhưng, hộp sọ hóa thạch lại giúp tái hiện một khuôn mặt hết sức ngộ nghĩnh với một phần gồ lên gọi là mào sọ và cái miệng giống mỏ vịt.

Trên thực tế, con vật chính xác thuộc dòng họ "khủng long mỏ vịt", tức áp long Hadrosauridae. Cụ thể, nó thuộc về chi Kritosaurini, một nhánh gồm vài loài áp long khác đã biết, bao gồm Kritosaurus navajovius cũng ở Bắc Mỹ.

Tiến sĩ Nicholas Longrich từ Đại học Bath, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết Kritosaurins là một trong những dòng dõi khủng long mỏ vịt đa dạng nhất ở Bắc Mỹ, được đại diện bởi rất nhiều loài từ thế Phấn Trắng muộn của kỷ Phấn Trắng.

Loài mới có hình thái hàm nhiều khác biệt so với các loài đã biết, cho thấy nhóm khủng long này đã tiến hóa đa dạng để thích nghi với các hốc sinh thái khác nhau trong khu vực. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chức năng của mào sọ kỳ quặc ở nhóm khủng long này. Tuy nhiên đối với các loài chim hiện đại - vốn là hậu duệ gần gũi của khủng long - đôi khi cấu trúc tương tự được sử dụng khi chiến đấu.

Bình luận