Phát hiện hóa thạch nòng nọc khổng lồ còn nguyên mô mềm

VOH - Theo Live Science, mẫu hóa thạch dài 16 cm, được khai quật từ hệ tầng La Matilde ở Pantagonia - Argentina.

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy một hóa thạch kỳ dị, hoàn hảo bất ngờ ở Argentina. Địa điểm khai quật hóa thạch sinh vật lạ lùng này là hệ tầng La Matilde ở Pantagonia. Mẫu vật chỉ dài 16 cm, nhưng là một "gã khổng lồ" khi nói đến loài mà nó thuộc về.

Theo kết quả nghiên cứu mẫu vật, công bố trên Tạp chí khoa học Nature, nó là một... con nòng nọc của loài ếch mang tên Notobatrachus degiustoi của kỷ Jura.

So với những con nòng nọc bé nhỏ hiện tại, kích thước 16 cm của nó thật sự khổng lồ.

untitled-1730517737228916680399-5-3
Sinh vật kỷ Jura dài 16 cm vừa được khai quật là một con nòng nọc - Ảnh đồ họa: Gabriel Lío

Nhưng sự đặc biệt của hóa thạch không dừng lại ở đó.

Mẫu vật từ La Matilde là một trong những hóa thạch hoàn hảo nhất mà các nhà cổ sinh vật học thế giới từng tìm thấy trong lịch sử, bởi bảo tồn được cả nhãn cầu, mang và dây thần kinh của loài vật này.

Các hóa thạch thường chỉ là xương của con vật bởi các mô mềm sẽ nhanh chóng bị phân hủy. Các hóa thạch chứa mô mềm thường được các nhà nghiên cứu coi như vàng ròng.

Điều quý giá thứ 2 năm ở chỗ nó là một con non của một loài cổ đại. Do con non thường bị các loài khác ăn mất khi chết hoặc dễ dàng bị phân hủy.

Sinh vật này còn là một con nòng nọc đang đi vào tuổi "vị thành niên", với các đốt sống bắt đầu hóa xương, giúp các nhà nghiên cứu hiểu được lát cắt hiếm thấy về sự trưởng thành của loài.

Nó cũng là con nòng nọc "già" nhất từng được phát hiện. Niên đại 161 triệu năm của nó vượt xa mốc 145 triệu năm của mẫu vật nòng nọc giữ kỷ lục trước đây.

Ngoài kích thước cơ thể to lớn khác biệt, so về cấu trúc, con nòng nọc kỷ Jura này rất giống nòng nọc hiện ra.

Tuy nhiên, một số gai nhô ra trên mang cho thấy nó có thể hút sinh vật phù du, tảo và mảnh vụn từ nước xung quanh để sống sót dưới nước trong thời gian dài theo cách giống như các con ếch trưởng thành.

Bình luận