Tuyết trắng trên đỉnh Mẫu Sơn
Hầu hết chúng ta đều biết nước ở trạng thái tinh khiết và không màu. Tuy nhiên, với những dòng sông vẩn đục tạp chất, nước sẽ có nhiều màu sắc khác. Tùy thuộc vào những điều kiện nhất định mà màu của tuyết thay đổi. Ví dụ, khi tuyết rơi trên sông băng và bị nén, tuyết sẽ có màu xanh lam.
Cấu tạo một bông tuyết
Hình ảnh cấu tạo của một bông tuyết
Tuyết là những tinh thể băng nhỏ tích tụ và kết dính lại với nhau. Nếu chỉ nhìn vào một tinh thể băng đơn lẻ, bạn sẽ dễ dàng thấy được cấu tạo. Nhưng tuyết thì khác. Khi tuyết hình thành, hàng trăm tinh thể băng nhỏ tích tụ lại với nhau tạo thành những bông tuyết quen thuộc. Trong một lớp tuyết trên mặt đất, phần lớn là không khí. Rất nhiều không khí lấp đầy không gian giữa những bông tuyết.
Đặc tính ánh sáng và tuyết
Nhờ có ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy tuyết. Khi tuyết rơi, xuyên qua không khí rớt xuống và đậu trên mặt đất, ánh sáng phản chiếu khỏi bề mặt các tinh thể băng của nó. Ánh sáng từ mặt trời có thể nhìn thấy được tạo thành bởi một loạt các bước sóng ánh sáng trên quang phổ điện từ, giúp mắt chúng ta nhận biết các màu sắc khác nhau.
Khi ánh sáng chiếu vào một vật thể, một số bước sóng ánh sáng được vật hấp thụ và một số khác bị phản xạ trở lại mắt chúng ta. Tuyết là vật thể có nhiều “cạnh” hay nhiều “mặt”, do đó, một vài ánh sáng chiếu vào tuyết bị tán xạ trở lại vào tất cả các màu quang phổ. Vì ánh sáng trắng được tạo thành từ tất cả các màu trong quang phổ thấy được, nên mắt ta thấy bông tuyết có màu trắng.
Quang phổ quang học có thể nhìn thấy được
Trước khi xuyên qua tinh thể băng, ánh sáng sẽ thay đổi hướng hoặc phản xạ một góc bên trong tinh thể đó. Không ai thực sự nhìn thấy một bông tuyết rơi riêng lẻ. Hầu hết chúng ta chỉ nhìn thấy hàng ngàn bông tuyết đậu liền kề nhau thành từng lớp trên mặt đất. Khi ánh sáng chiếu xuống, có rất nhiều vị trí để ánh sáng phản xạ. Tuy nhiên, không có bước sóng ánh sáng nào bị hấp thụ hoặc phản xạ lại. Phần lớn tất cả ánh sáng trắng từ mặt trời chiếu vào tuyết đều sẽ phản chiếu lại ánh sáng trắng. Do đó, tuyết trên mặt đất có màu trắng.
Tuyết là những tinh thể băng nhỏ. Băng không trong suốt như kính cửa sổ và khá mờ. Bởi vậy, ánh sáng không thể xuyên qua dễ dàng, thay vào đó, nó di chuyển qua lại khắp nơi trong các tinh thể băng. Khi ánh sáng bên trong một tinh thể băng chiếu sáng bề mặt bên trong, một số ánh sáng bị phản xạ và một số khác bị hấp thụ.
Hình ảnh một tinh thể băng. Ảnh minh họa
Trong một lớp tuyết có hàng triệu tinh thể băng, tất cả sự di chuyển qua lại, phản xạ và hấp thụ, dẫn đến đặc tính trung tính của phổ nhìn thấy, nghĩa là không ưu tiên cho bên màu đỏ hoặc bên màu tím được hấp thụ hay phản xạ nhiều hơn.
Tất cả những điều trên khiến tuyết có màu trắng.
Màu của băng sơn
Hình ảnh núi băng có màu xanh lam. Ảnh minh họa
Băng sơn (những núi băng hình thành khi tuyết tích tụ và nén lại) thường có màu xanh lam thay vì màu trắng. Sự tích tụ của tuyết có rất nhiều khoảng không khí ngăn cách những bông tuyết nhưng băng hà thì khác. Không giống như tuyết, băng hà gồm những bông tuyết tích tụ và đông lại tạo thành một lớp băng cứng và dễ biến đổi. Phần lớn không khí ngăn cách những bông tuyết giờ đã bị đẩy ra khỏi lớp băng.
Khi ánh sáng đi vào một lớp băng sâu, ánh sáng bị uốn cong khiến nhiều đầu đỏ của quang phổ bị hấp thụ. Khi các bước sóng đỏ được hấp thụ nhiều hơn, các bước sóng xanh phản xạ trở lại mắt của chúng ta. Băng hà sẽ xuất hiện màu xanh.
Màu sắc đa dạng của tuyết
Tuyết có màu đen kỳ lạ ở Siberia
Thông thường tuyết và băng có màu trắng hoặc xanh, do đó, người ta đặt vấn đề: tuyết có thể có màu sắc khác không? Trong một vài trường hợp, tạp chất trong tuyết là nguyên nhân khiến nó có những màu sắc khác. Chẳng hạn, tảo có thể mọc trên tuyết khiến tuyết xuất hiện các màu đỏ, cam hoặc xanh lục. Bụi bẩn và mảnh vụn bên đường có thể khiến tuyết có màu xám hoặc đen.
Nguồn ảnh: Internet