Bác sĩ lý giải: Tại sao ăn ít vẫn mập?

( VOH ) - Thực tế, có một số người rất béo dù họ ăn rất ít, thậm chí họ còn nói vui rằng ‘chỉ hít không khí thôi cũng béo’. Vậy tại sao có hiện tượng này? Dưới đây là giải đáp của bác sĩ.

1. Tại sao ăn ít vẫn mập ?

"Tại sao ăn ít mà vẫn béo?" là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân đã hỏi tôi khi đến gặp tôi để khám bệnh, thậm chí một số trường hợp băn khoăn dù họ nhịn ăn cỡ nào đi nữa thì họ cũng vẫn bị tăng cân và béo phì.

Về cơ bản, cơ chế tăng cân là do chúng ta nạp năng lượng (calo) nhiều hơn mức năng lượng được tiêu thụ. Ví dụ như, chúng ta tiêu thụ 2000 calo mỗi ngày mà nạp đến 3000 calo, nên dư thừa 1000 calo. Việc dư thừa thường xuyên như thế này rất dễ dẫn đến tăng cân, béo phì.

bac-si-ly-giai-tai-sao-an-it-van-map-voh

Chế độ ăn thường xuyên dư calo dễ bị tăng cân nhanh (Nguồn: Internet)

Chính vì thế, những ai có thắc mắc như trên thì cần xem xét lại chế độ ăn, có thể chúng ta không ăn bữa chính nhưng các bữa phụ lại ăn những thực phẩm giàu calo.

1.1. Ăn ít vẫn tăng cân do căng thẳng, stress

Việc căng thẳng, stress thời gian dài sẽ làm sản sinh ra hormone căng thẳng trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tăng lượng mỡ thừa ở vùng bụng, gây ra các vấn đề về tim mạch và tiểu đường.

Những người rơi vào trạng thái căng thẳng một thời gian dài sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị giảm sút, gia tăng như cầu ăn uống và sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân.

Căng thẳng làm tăng lượng cortisol, hormone này gây phá hủy cơ bắp và một khi mất đi cơ bắp cũng là mất đi một bộ phận đốt mỡ thừa

1.2 Do gen di truyền

Có nhiều người ăn ít mà vẫn mập thì có thể nguyên nhân là do gen di truyền. Một số người mang trong người gen di truyền có khả năng hấp thụ chất béo tốt hơn nhưng quá trình trao đổi chất lại chậm hơn dẫn đến tình trạng dù nhịn ăn hay ăn ít thì cơ thể của họ vẫn tăng mỡ thừa, tăng cân.

Vì trao đổi chậm nên dẫn đến thiếu năng lượng để cơ thể hoạt động và sẽ khiến cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi.

1.3 Do lười vận động

Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể tăng cân dù ăn ít là do bạn lười vận động. Việc lười vận động sẽ làm giảm quá trình đốt cháy mỡ thừa và trao đổi chất trong cơ thể, dẫn đến thừa calo, tăng cân nhanh.

1.4 Ăn nhiều đồ ăn vặt

Một sai lầm trong việc ăn uống dẫn đến thừa calo thừa gặp là chúng ta nhịn ăn vào các bữa chính và ăn vặt ở các bữa ăn phụ (những thức ăn vặt thường gây tăng cân là bánh ngọt, nước ngọt có gas,…).

Ngoài ra, việc chúng ta ăn quá nhiều đường cũng có thể làm dư mức calo. Hãy nên nhớ 1 thìa đường nhỏ cung cấp cho chúng ta tới 50 calo. Trong khi đó, người ta đã đo và kết luận rằng chúng ta phải mất khoảng 25 phút đi bộ lên dốc hoặc chạy bộ trên máy với vận tốc 5km/giờ thì chỉ mất khoảng 100 calo.

Một số trường hợp không ăn vặt nhưng vì quá đói nên uống một cốc nước đường để nạp năng lượng, việc này vô tình làm dư lượng calo mà không hề hay biết.

1.5 Rối loạn giấc ngủ

Ngủ không đủ giấc hay bị rối loạn giấc ngủ đều sẽ khiến cơ thể bị tăng cân không kiểm soát, vì giấc ngủ sẽ cơ thể hồi phục sức khỏe, giúp đầu óc được tỉnh táo và hỗ trợ giảm cân tích cực.

Thiếu ngủ làm gia tăng lượng hormone ghretin và giảm hormone leptin, đây là 2 loại hormone gây cảm giác đói, thèm ăn. Vì thế những người bị thiếu ngủ thường có cảm giác đói, thèm ăn các đồ ngọt đẫn đến việc tăng cân.

2. Giải pháp giảm cân dành cho người ăn ít

Để giải tỏa nỗi lo ăn ít vẫn tăng cân thì bạn có thể thử các giải pháp sau:

  • Kết hợp tập luyện thể thao và thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học
  • Ăn chậm hơn
  • Uống nhiều nước
  • Nói không với đồ ăn vặt
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm cân

Như vậy, việc nhịn ăn hoặc ăn ít mà vẫn tăng cân là do chúng ta không cân bằng được lượng calo nạp vào và tiêu thụ.

Lời khuyên: Đối với người trưởng thành, nam giới chỉ nên dung nạp khoảng 2500 calo và nữ giới là 2000 calo. Nếu hoạt động nhiều và lao động nặng thì cần nạp hơn mức calo trên. Nên tập trung nạp năng lượng từ thức ăn vào buổi sáng, tốt nhất là cần 700 – 800 calo và giảm dần đến buổi tối.

Bạn có thể nghe lại chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Thị Bay tại audio bên dưới: