Phải chăng hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời là lỗ đen thu nhỏ?
Trong hơn 5 năm qua, khái niệm về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời nằm cách xa Hải Vương tinh từng thu hút nhiều quan tâm trong giới khoa học. Nhưng gần đây, một số nhà khoa học cho rằng Hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời có thể là hố đen nguyên thủy.
Với những nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã tiết lộ về sự tồn tại của hành tinh mà các nhà khoa học về không gian gọi là hành tinh thứ 9 hay “hành tinh X”. Vật thể lạ lùng này có khối lượng lớn gấp 10 lần khối lượng trái đất và mất khoảng 45 tỷ -150 tỷ năm để hoàn thành chu trình quay quanh Mặt trời. Với khoảng cách xa như thế nó rất khó để quan sát thông qua kính thiên văn.
Để xác định liệu nó có thể là hành tinh hay hố đen thu nhỏ thì các nhà khoa học về không gian đã tìm kiếm những đóm ánh sáng kỳ lạ khi ánh sáng bị bẻ cong khi chúng xuyên qua hệ ngân hà. Những đóm ánh sáng này xuất hiện và biến mất khi vật thể di chuyển đến giữa ngôi sao và lại tiếp tục hành trình của nó.
Các nhà khoa học cho biết nếu vật thể lạ lùng này thực sự là lỗ đen có khối lượng bằng một hành tinh thì rất có thể nó được bao phủ bởi hào quang của các phân tử vật chất tối kéo dài đến 1 tỷ km. Nếu có thể chứng minh phát hiện này, họ sẽ có thể tìm thêm được những bằng chứng bổ sung về hình thức lóe sáng của những tia gamma được tạo nên bởi sự tương tác giữa các phân tử vật chất tối bao quanh vật thể này.
Các nhà khoa học này cũng đang hướng tới việc tìm thêm các bằng chứng để chứng minh cho giả thuyết này của họ bằng cách nghiên cứu các dữ liệu từ Kính Thiên văn tia Gamma Fermi (được đưa vào không gian năm 2008).
Họ đang mong chờ được chứng kiến nhóm các tia gamma đơn lẻ chuyển động chậm trong không gian cũng như hy vọng được quan sát hành tinh thứ 9 này từ Trái đất. Mặc dù hy vọng này được xem là khá xa vời nhưng nó mang lại một lượng lớn thông tin về vật chất tối, nguồn gốc các tia gamma tồn tại trong hệ mặt trời hay vũ trụ xa xôi.
Nguồn ảnh: Internet