Cây đước thường được trồng ở nơi có nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhất là ở các vùng đồng bằng ngập mặn. Ở Việt Nam, loài cây này phân bố dọc theo đường bờ biển từ Quảng Trị cho đến đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của cây đước đối với đời sống con người cùng cách chăm sóc cây đúng chuẩn nhất nhé.
Tác dụng của cây đước trong đời sống
Cây đước có tên khoa học là Rhizophora apiculata Blume, thuộc họ Đước Đước. Loài cây ngập mặn này mang đến rất nhiều công dụng đối với hệ sinh thái tự nhiên cũng như đời sống con người.
Cây đước thường được trồng ở nơi có nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
Tác dụng của cây đước
Đước giúp phục hồi và phát triển các khu rừng phòng hộ ven biển ở nước ta và trở thành nơi sinh sống của nhiều loại động vật. Bên cạnh đó, cây còn đóng vai trò là hàng rào vững chãi, bảo vệ bờ biển tráng khỏi sự xâm thực mặn, chống xói mòn, gió bão.
Trong đời sống con người, gỗ cây đước có thể sử dụng làm củi đun nấu. Thân cây thì dùng làm gỗ để đóng các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: bàn, ghế, giường, tủ...Ở các địa phương có rừng đước còn khai thác được các tiềm năng từ du lịch sinh thái ngập mặn.
Cây đước có nhiều công dụng đối với đời sống con người
Những điều thú vị về cây đước
Đước được đánh giá là loại sắc mộc có giá trị cao nhất ở khu rừng ngập mặn Cà Mau. Từ khi trái đước rụng xuống cho đến khi khai thác được gỗ phải mất khoảng thời gian 20 năm. Điểm độc đáo nhất của loài cây này là sở hữu độ cao lý tưởng, trung bình từ 20 - 25m. Đặc biệt, đước còn có 2 bộ rễ chính: rễ cọc và rễ phụ rất khác biệt.
Đước là loại sắc mộc có giá trị cao
Cách trồng cây đước
Thông thường cây đước được trồng bằng phương pháp gieo hạt và lấy cây con để trồng ở những vùng đất thích hợp. Thời gian từ lúc quả đước bám rễ vào trong đất đến lúc mọc ra được chồi non mất khoảng 20 - 25 ngày.
Cây đước trồng bằng phương pháp gieo hạt và lấy cây con
Nhiệt độ trồng cây đước
Đước là loài cây ưa thích môi trường rừng ngập mặn, ở những vùng mà trong năm không có tháng lạnh. Nhiệt độ không khí trồng đước thích hợp nhất là < 20ºC, kết hợp nhiệt độ của nước biển quanh năm đạt ≥ 25ºC với lượng mưa lớn.
Nhiệt độ không khí trồng đước thích hợp nhất là < 20ºC
Chọn đất trồng và kỹ thuật trồng
Đất thích hợp để trồng đước là đất phù sa ngập mặn hoặc phù sa ngập mặn phèn tiềm tàng, dạng trầm tích nhiều bùn, cát phấn và sét. Bên cạnh đó, khi trồng bạn cũng phải đảm bảo độ mặn nước biển ở mức từ 1 - 2%.
Thời điểm trồng cây thuận lợi nhất là từ tháng 7 đến tháng 9 và nên thực hiện khi thủy triều đang xuống. Người dân có thể dùng dây nilon thắt nút để chia thành các đoạn dài 1m và kéo thẳng hàng nhằm phân bố cây đúng khoảng cách.
Đất thích hợp để trồng đước là đất phù sa ngập mặn
Nhưng lưu ý khi trồng cây đước
-
Trong quá trình cấy quả thường bị một số loại giáp xác, cua còng, ốc biển tấn công. Do đó, người dân nên thường xuyên kiểm tra để loại bỏ các loại đồng vật này. Nếu không chúng sẽ cắt nát trụ mầm.
- Đối với những cây có bầu thì bạn nên bóc vỏ bầu trước khi trồng xuống đất, cẩn thận khi bóc tránh làm cây bị đứt rễ.
Nên chú ý cách trồng đước để đảm bảo cây sinh trưởng tốt
Cách chăm sóc cây đước đúng chuẩn nhất
Sau khi trồng cây đước từ 2-6 tháng, chúng ta cần vớt bỏ các loại rong, rêu, tảo bám trên thân, lá để tạo điều kiện tốt cho quá trình quang hợp của cây con. Bạn nên sử dụng các chế phẩm sinh học như: Beauverine (B.B), Bacilline (B.T), Virut, Metarhizium...nhằm phòng trừ sâu hại cho cây.
Trong thời gian 4 năm đầu khi rừng đước chưa khép tán, người dân hãy tiến hành chặt bỏ các cây gỗ tạp và thực bị mọc xen lẫn. Sau đó, từ năm thứ 5 trở đi bạn có thể bắt đầu tỉa thưa khi rừng đước đã khép tán hoàn toàn.
Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc chúng ta chỉ nên sử dụng biện pháp phun thuốc hóa chất trong trường hợp sâu hại xuất hiện trên diện rộng với mật độ cao. Bởi lúc này, nếu không phòng trừ sẽ có nguy cơ phát triển thành dịch gây vàng lá, héo úa cho cây.
Cách chăm sóc cây đước bao gồm nhiều công đoạn
Có thể thấy rằng, cây đước mang đến rất nhiều lợi ích cho đời sống con người cũng như hệ sinh thái trong các khu rừng ngập mặn. Tuy nhiên, việc ươm giống, trồng cây lại khá phức tạp và đòi hỏi người trồng phải nắm vững các kỹ thuật tiêu chuẩn.
Nguồn ảnh: Internet