Chờ...

Vì sao khi đi đầu bồ câu lại 'gật gù'?

Không khó để bắt gặp hình ảnh những chú chim bồ câu thường 'lúc lắc' chiếc đầu của chúng. Cùng tìm hiểu tại sao chim bồ câu lại có “cách đi bộ vui nhộn” như thế nhé!

Một số phân tích đưa ra hiệu ứng gật đầu được tạo ra theo cách trực quan, trên thực tế, con chim không thực sự di chuyển chiếc đầu của nó như chúng ta thường thấy. Tuy nhiên...

Một thí nghiệm trên chim bồ câu đã cho ra một kết quả bất ngờ

Vào năm 1978, một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Queen, Canada đã tiến hành quan sát khi nhốt một con chim bồ câu vào lồng kính và để nó đi lại tự do trong đó. Mục đích của thí nghiệm kì lạ này là để phân tích xem con chim có lúc lắc chiếc đầu trong trạng thái như vậy không? 

voh.com.vn-chim-bo-cau-0
Tại sao chim bồ câu lại gật gù?

Nghiên cứu năm 1978 đã chứng tỏ chim bồ câu không thực sự lắc chiếc đầu, thay vào đó là chúng đẩy đầu ra phía trước và chờ cơ thể di chuyển lên.

voh.com.vn-chim-bo-cau-1

Khi xem lại các thước phim quay chậm, có hai cách di chuyển đầu của chim bồ câu, đó là giai đoạn “đẩy tới” và “giữ lại”. Trong giai đoạn “đẩy tới”, phần đầu được đưa về phía trước cách cơ thể khoảng 5cm, theo sau là giai đoạn “giữ lại” thì đầu sẽ được cố định trong khi chờ cơ thể nó tiến lên. Thực chất sự lúc lắc chiếc đầu mà ta thường quan sát được là phần đầu của chim bồ câu đẩy nhẹ ra trước, sau đó chờ cơ thể để bắt kịp phía sau. Chúng ta không hề nhận ra sự chuyển động đó vì nó xảy ra quá nhanh (khoảng năm đến tám lần một giây).

Thị giác của chim bồ câu vô cùng đặc biệt

Nhóm nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một phát hiện hết sức quan trọng: Chim bồ câu sẽ không lúc lắc đầu nếu hình ảnh xung quanh nó đứng yên một chỗ trong khi đang đi trên máy chạy bộ. Điều này có thể hiểu theo cách ngược lại: phần đầu giúp chim bồ câu ổn định tầm nhìn khi môi trường xung quanh chuyển động.

voh.com.vn-chim-bo-cau-2
Mắt chim bồ câu có thị lực vô cùng đặc biệt

Nói theo cách khác, chiếc đầu đứng yên giúp chim bồ câu quan sát môi trường xung quanh trong khi cơ thể đang chờ để chuyển động bắt kịp – giống như việc nhấn nút “tạm dừng” trong một phần giây. Cách nhìn đặc biệt này giúp chim bồ câu tìm nguồn thức ăn và tránh xa kẻ thù, ông Land cho biết.

Nếu đầu của chim bồ câu di chuyển cùng vận tốc với cơ thể, chúng sẽ gặp khó khăn trong việc giữ hình ảnh ổn định với cấu trúc võng mạc. Các hình ảnh nó thấy được có vẻ như bị nhòe đi”, ông cho biết thêm.

Một số loài cùng đặc điểm với chim bồ câu

Chim bồ câu có thể là loài đặc trưng nhất về hành động “nhấp nhô” chiếc đầu của mình. Một số loài khác cũng có các đặc điểm tương tự, chẳng hạn như các loại gia cầm, cò và sếu. 

voh.com.vn-chim-ho-diec-3
Một loài chim họ Diệc

Những loài chim họ Diệc chồm đầu ra đằng trước để xác định con mồi, sau đó cơ thể chúng di chuyển theo với cái đầu đứng yên trông rất ấn tượng. Chúng ta có thể xem đây như một phiên bản “slow motion” của những chú chim bồ câu.

Cá có khát nước không?: (VOH) - Cá có khát nước không? những loài cá không xương sống trong nước ngọt lẫn nước mặn như cá hồi thì sao?
Tại sao tuyết có màu trắng?: Nguyên nhân nào khiến tuyết có màu trắng mà không phải là màu khác? Nếu chưa bao giờ tìm hiểu về điều này, đừng bỏ lỡ những kiến thức thú vị nhưng cũng đầy bổ ích sau đây nhé!
Bình luận