Kinh tế tuần hoàn được đánh giá là sẽ tạo tác động xã hội và mang lại các lợi ích kinh tế, kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với bảo vệ môi trường, không phát sinh chất thải, khép kín các dòng vật chất và năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đem lại giá trị kinh tế cao, hướng đến phát triển bền vững.
Kinh tế tuần hoàn được quy định cụ thể lần đầu tiên trong một bộ luật tại Việt Nam – Luật bảo vệ Môi trường năm 2020, trong khi nhiều nước trên thế giới đã phát triển kinh tế tuần hoàn từ rất lâu. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch này trước ngày 31/12/2023.
Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu
Theo Cơ quan phát triển Liên hợp quốc, đến năm 2030, lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại 4,5 nghìn tỷ USD và hỗ trợ 10/17 chỉ tiêu về phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Mô hình kinh tế tuần hoàn được một số quốc gia thuộc khu vực Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy Sĩ và Phần Lan đề xuất. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thông qua dự luật liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn trong năm 2009.
Theo thống kê cho thấy, đến nay trên thế giới có khoảng hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đã, đang và dự kiến sẽ xây dựng các lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn dưới nhiều tên gọi khác nhau
Năm 2021, Ủy ban ASEAN ban hành Khung kinh tế tuần hoàn cho Cộng đồng kinh tế ASEAN. Khung kinh tế tuần hoàn đặt ra tầm nhìn dài hạn với các tham vọng về kinh tế tuần hoàn dựa trên các sáng kiến hiện có và xác định các trọng tâm ưu tiên hành động đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn trong khối ASEAN.
Việt Nam đang ưu tiên và tập trung cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn, chiến lược phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, kinh tế tuần hoàn là một chủ chốt và đặc biệt quan tâm tới các công nghệ thực phẩm, nông nghiệp thông minh, công nghệ bảo vệ môi trường, các ứng dụng AI… vừa tạo đòn bẩy kinh tế vừa đóng góp cho sự phát triển bền vững.
Kinh tế tuần hoàn không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp lớn mà còn là một xu hướng phổ biến và thực tế trong thời đại mới, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Sự đổi mới sáng tạo mở và kinh tế tuần hoàn đều hỗ trợ nhau trong việc xây dựng một tương lai bền vững và thịnh vượng, giúp giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra giá trị và phát triển bền vững cho xã hội và doanh nghiệp.
Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế, tiết kiệm vật tư nguyên liệu và bảo vệ được môi trường sống không bị phá hoại do ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế như một số các nước đã gặp phải.
Khi Việt Nam theo kịp được các nước trên thế giới sẽ tạo cơ hội cho nước ta thu hút được nguồn đầu tư từ kinh tế tuần hoàn của các nước khác đối với thị trường của Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam hùng cường, phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.
Thách thức từ mô hình kinh tế tuần hoàn
Việt Nam đang chứng kiến xu hướng thúc đẩy khởi nghiệp và kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn, có nhiều thuận lợi và cũng không kém phần thách thức. Kinh tế tuần hoàn gặp các thách thức khi triển khai vì lợi ích về kinh tế đang bị áp đặt trong quá trình áp dụng kinh tế tuần hoàn.
Cơ chế chính sách, khung pháp lý của Việt Nam vẫn thiếu nhiều điều liên quan đến kinh tế tuần hoàn.
Kinh tế tuần hoàn còn khó hơn đổi mới sáng tạo vì đổi mới sáng tạo chỉ mới tập trung vào phát triển kinh tế còn kinh tế tuần hoàn vừa cân bằng kinh doanh vừa bảo vệ, cải tạo môi trường, chính vì vậy đó không chỉ là quá trình kinh doanh, huy động đầu tư mà còn là quá trình chiến lược và đỏi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải thay đổi về công nghệ, tổ chức sản xuất, ý thức và kỹ năng của người lao động, do đó trở thành thách thức đối với các doanh nghiệp.
Một số những khó khăn doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải trong quá trình ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là: Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về loại hình kinh tế này còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc nâng cao hiệu quả ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp. Chúng ta phải làm điểm, phải nhân rộng những mô hình để có thể phát triển kinh tế tuần hoàn một cách nhanh chóng và trở thành động lực phát triển kinh tế trong tương lai.
Hiện nay nhận thức của người tiêu dùng trong nước đối với tiêu dùng bền vững, sử dụng các sản phẩm xanh,… chưa có nhiều chuyển biến. Không phải người tiêu dùng nào cũng sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ từ mô hình kinh tế tuần hoàn.
Thách thức lớn nhất hiện nay là làm thay đổi nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về mô hình và giá trị, lợi ích của kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cần phải thực hiện từ nhận thức cho tới hành động để mô hình kinh tế tuần hoàn thực sự mang lại hiệu quả .
Nền tảng để phát triển kinh tế tuần hoàn bền vững
Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh doanh tạo ra đa giá trị, vì vậy nhà nước, các bộ ban ngành, các đơn vị nghiên cứu, các tổ chức tư nhân phải tập trung và ưu tiên chuyển hóa giá trị đó thành lợi ích thiết thực, từ đó khuyến khích và thu hút doanh nghiệp tham gia.
Kinh tế tuần hoàn không chỉ là một cách để tái chế, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững, tạo giá trị và phát triển thông qua việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Kinh tế tuần hoàn không chỉ dành riêng cho doanh nghiệp lớn mà còn là một xu hướng phổ biến và thực tế trong thời đại mới, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Sự đổi mới sáng tạo mở và kinh tế tuần hoàn đều hỗ trợ nhau trong việc xây dựng một tương lai bền vững và thịnh vượng, giúp giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra giá trị và phát triển bền vững cho xã hội và doanh nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời tạo nên sự thay đổi về nhận thức của từng cá nhân khi chất lượng sống được cải thiện. Mỗi cá nhân khi nhận thức được tác động tích cực mà nền kinh tế tuần hoàn mang lại, họ sẽ góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện nền kinh tế phát triển bền vững.