Phát triển bền vững 3/6: ĐBQH đề xuất giải pháp giảm TKNK và giao dịch tín chỉ Carbon

VOH - Đề xuất nghiên cứu đầu tư Dự án xác lập, khai thác tín chỉ carbon từ rừng; Trung Quốc nới lỏng các quy tắc thúc đẩy năng lượng mặt trời.

Đề xuất nghiên cứu đầu tư Dự án xác lập, khai thác tín chỉ carbon từ rừng

Hai nhà đầu tư gồm Công ty TNHH FDI Việt Nam và Văn phòng Đại diện Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Lâm vừa đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng cùng các sở, ban, ngành liên quan xem xét có chủ trương cho phép họ được khảo sát, nghiên cứu đầu tư Dự án Xác lập, khai thác tín chỉ carbon từ rừng tại tỉnh Lâm Đồng.

Nội dung mà 2 nhà đầu tư này đề xuất là hợp tác với các chủ rừng hoặc các đơn vị quản lý rừng không bị xâm hại trong vòng 10 năm và nằm ngoài thỏa thuận với LEAF/Emergent để xác lập và khai thác tín chỉ carbon, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ.

Đối với rừng sản xuất, họ sẽ đưa ra các khuyến nghị, đề xuất và hợp tác để các chủ rừng nâng cao thu nhập và có thể khai thác được tín chỉ carbon trong tương lai.

Liên quan đến đề nghị này của 2 nhà đầu tư kể trên, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét; báo cáo đề xuất UBND tỉnh trong tháng 6/2024.

ĐBQH đề xuất giải pháp giảm phát thải khí nhà kính và giao dịch tín chỉ Carbon

Phát biểu tại phiên thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, GS.TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, đây là vấn đề quan trọng, nhằm đảm bảo môi trường tự nhiên, ổn định đời sống kinh tế, giúp Nông nghiệp Việt Nam vượt qua thách thức của cuộc cách mạng chuyển đổi xanh toàn cầu, tiếp tục giữ được vị thế quan trọng trong bản đồ an ninh lương thực của thế giới.

Đây là thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, đặc biệt với Việt Nam; trong đó có doanh nghiệp trong nước. Nếu chúng ta không có kế hoạch và các hành động cụ thể đối với việc sản xuất nông sản Việt Nam xuất khẩu, gắn với giảm phát thải khí nhà kính, thì nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sẽ bị tính thêm thuế Carbon của các nước, sẽ làm tăng giá xuất khẩu và mất lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhiều quốc gia đã xây dựng hàng rào biên giới Carbon.

Thời gian qua, để thực hiện cuộc cách mạng xanh toàn cầu và thực hiện cam kết “Net zero” về phát thải khí nhà kính, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các rào cản kỹ thuật giảm phát thải khí nhà kính và thiếu Carbon, hướng tới phát triển xanh, bền vững.

Để giảm phát thải khí nhà kính, tham gia tích cực vào thị trường tín chỉ Carbon thì có thế phát huy lợi thế quốc gia nông nghiệp, tăng vị thế cạnh tranh của nông sản, mang lại giá trị gia tăng cao trong sản xuất nông nghiệp, thu tiền từ các tín chỉ các bon.

2

Khi doanh nghiệp làm kinh tế tuần hoàn vì ‘FOMO’

Doanh nghiệp được xác định là chủ thể chính của xu thế kinh tế tuần hoàn. Bên cạnh một số doanh nghiệp bỏ công sức, nguồn lực nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn một cách hiệu quả nhất, không ít doanh nghiệp lựa chọn chạy theo xu thế này vì FOMO, sợ bỏ lỡ cơ hội.

Soi chiếu vấn đề lợi nhuận dưới góc nhìn tiết giảm tài nguyên, kéo dài vòng đời sử dụng của sản phẩm, vật liệu, có thể hình dung, kinh tế tuần hoàn là một mô hình giảm thiểu tài nguyên đầu vào thông qua sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tránh thất thoát lãng phí nhưng đem lại giá trị cao, tức là tối ưu hóa các nguồn lực đầu vào.

Đây cũng là cách giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí khi theo đuổi kinh tế tuần hoàn, thay vì tiêu tốn tiền của mua một loạt máy móc, công nghệ hiện đại về nhưng nhiều khi không có hiệu quả bằng một vài điều chỉnh nhỏ.

Doanh nghiệp bị bủa vây bởi các thông tin liên quan đến xu thế kinh tế tuần hoàn, quyết định triển khai mô hình này bởi FOMO (fear of missing out – sợ bị bỏ lỡ), dẫn đến những mô hình chắp vá và kém hiệu quả.

Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển thị trường tín chỉ carbon

Nhờ đặc thù tự nhiên, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng lớn về carbon rừng với tổng diện tích rừng khoảng 14,7 triệu ha, độ che phủ rừng 42%. Ước tính con số hấp thụ carbon bình quân mỗi năm là khoảng 69,8 triệu tấn CO2.

Tiềm năng về rừng chưa đánh giá hết tổng thể nền kinh tế. Một lĩnh vực điển hình cần nhắc đến trong lĩnh vực tín chỉ carbon lại là nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất có thế mạnh của Việt Nam.

Đến năm 2025 nước ta sẽ thành lập sàn giao dịch carbon. Năm 2023, trong lĩnh vực lâm nghiệp, Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng). Đây là bước khởi đầu về tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng.

Việt Nam hiện chưa có thị trường bắt buộc với tín chỉ carbon, việc chuyển giao kết quả giảm phát thải được thực hiện thông qua các thỏa thuận đàm phán song phương giữa các bên liên quan theo thị trường tự nguyện. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn cung tín chỉ carbon, kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cao.

Trung Quốc nới lỏng các quy tắc thúc đẩy năng lượng mặt trời

Trung Quốc đã xoa dịu lo ngại rằng tình trạng tắc nghẽn lưới điện ngày càng tăng có thể cản trở tốc độ lắp đặt năng lượng tái tạo kỷ lục bằng cách nới lỏng các hạn chế về lượng năng lượng tái tạo có thể được sử dụng ở các khu vực giàu năng lượng.

Các chính sách mới phục vụ các mục tiêu hiện tại của Trung Quốc là cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng trên toàn quốc và lượng khí thải carbon dioxide trên một đơn vị GDP lần lượt là 2,5% và 3,9% vào năm 2024.

Trung Quốc sẽ lắp đặt thêm hêm 30 gigawatt tấm pin mặt trời trong năm nay. Điều này có thể gây áp lực lên lợi nhuận tại các nhà máy điện tái tạo, khiến nhiều nhà máy điện có thể bị cắt điện. Tuy nhiên, những tiện ích đó có thể được hưởng lợi từ các chính sách thuận lợi khác về năng lượng sạch trong kế hoạch của chính phủ.

12

Bình luận