Phát triển bền vững 31/5: Giá 40-60 USD/tấn carbon, đề xuất phát triển TT tín chỉ carbon bắt buộc

VOH - EU chính thức rút khỏi Hiệp ước Hiến chương Năng lượng; Huy động khoảng 2,5 tỷ USD vốn ODA để thực hiện 16 dự án quan trọng ở ĐBSCL

Giá 40-60 USD/tấn carbon, đề xuất phát triển thị trường tín chỉ carbon bắt buộc

Trong phiên thảo luận tình hình kinh tế – xã hội ở Quốc hội mới đây, đại biểu Nguyễn Quang Huân – Phó chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam “rất phấn khởi” khi Việt Nam thu được 51,5 triệu USD từ chuyển nhượng tín chỉ carbon, nhưng đây là trong thị trường tự nguyện.

Ông cho rằng, nếu chúng ta không khẩn trương lập thị trường bắt buộc thì có thể sẽ rất thiệt thòi vì giá carbon trên thị trường tự nguyện hiện nay rất thấp, chỉ còn 10 USD/tín chỉ. Trong khi đó, ở thị trường bắt buộc có thể là 40, 50, 60 USD, thậm chí cơ chế JCM của EU có thể lên tới 110 USD/tín chỉ carbon.

132

Đại biểu Nguyễn Quang Huân trong phiên thảo luận tình hình kinh tế – xã hội ở Quốc hội sáng 29/5. Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển TP.HCM, chỉ rõ, thế giới yêu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đảm bảo tiêu chí xanh. Thế nên, chúng ta phải hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi xanh, sử dụng năng lượng sạch, nguyên liệu sạch.

Ngoài ra, phải phát triển thị trường tín chỉ carbon càng sớm càng tốt, trong đó quan tâm đến tín chỉ carbon ở khu vực nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam, giúp nông dân có được lợi nhuận kép từ sản phẩm nông nghiệp và từ tín chỉ carbon.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, giao dịch tín chỉ carbon trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giúp đất nước vượt qua thách thức hiển nhiên của cuộc cách mạng chuyển đổi xanh toàn cầu.

Huy động khoảng 2,5 tỷ USD vốn ODA để thực hiện 16 dự án quan trọng ở ĐBSCL

Chiều 29/5, tại phiên thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế xã hội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng.

Phó Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước đều hết sức quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, từ Nghị quyết 24 cho đến chiến lược về biến đổi khí hậu và đã được điều chỉnh sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị COP26.

tranhongha-3350

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.

Về ứng phó với biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng nêu rõ: Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chiến lược về biến đổi khí hậu, trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm, giải pháp thích ứng, giảm phát thải khí nhà kính, tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng.

Cùng với rất nhiều chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã tham gia các cơ chế hợp tác quốc tế trong thực hiện cam kết phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (NetZero), như: Thỏa thuận chuyển đổi năng lượng công bằng với các nước G7 và đối tác quốc tế (JETP).

Đáng chú ý, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị quyết huy động khoảng 2,5 tỷ USD vốn ODA để thực hiện 16 dự án quan trọng ở ĐBSCL về thích ứng biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, chuyển đổi hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng khu vực trung tâm là nước ngọt, nước lợ, khu vực ven biển là nước mặn; ưu tiên hình thành hệ thống cấp nước tập trung, giải quyết tình trạng úng lụt ở thượng nguồn.

Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Đông Nam Á

Đông Nam Á đã trở thành điểm nóng về biến đổi khí hậu. Hiện tượng El Nino tiếp tục gây ra tình trạng thời tiết thất thường và phát thải khí nhà kính (GHG), dự đoán tăng đáng kể trong hai thập kỷ tới…

.Khử carbon là bước đầu tiên trong hầu hết lộ trình vì trực tiếp nhắm tới lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, quá trình thực hiện có thể rất phức tạp, đặc biệt khi chúng ta chưa trả lời được câu hỏi làm thế nào để các quốc gia công nghiệp hóa có thể giảm nhanh chóng nhu cầu năng lượng vốn thúc đẩy sự thịnh vượng và giàu có hiện tại.

Dữ liệu cần thể hiện sự minh bạch và tính minh bạch sẽ tạo ra niềm tin. Do đó, việc sử dụng công nghệ cho phép thu thập, nhập và phân tích dữ liệu carbon chính xác nhằm đưa ra quyết định tiếp theo sẽ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư dài hạn hướng tới tác động bền vững và mục tiêu phát thải ròng bằng không.

Kiếm tiền từ vốn tự nhiên là chiến lược khử carbon kỹ thuật số mới đang thu hút nhiều chú ý.

Quá trình khử carbon hiệu quả ở Đông Nam Á đòi hỏi nhiều giải pháp sáng tạo và có thể mở rộng. Quá trình này có thể được thúc đẩy bởi sự hợp tác tích cực giữa các chuyên gia tri thức và công nghệ. Quan hệ đối tác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng nhân tài thế hệ tiếp theo, thế hệ được tập trung trau dồi hiểu biết sâu sắc về mục tiêu tích hợp công nghệ với tính bền vững.

EU chính thức rút khỏi Hiệp ước Hiến chương Năng lượng

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua quyết định rút khỏi Hiệp ước Hiến chương Năng lượng (ECT) tại cuộc họp Bộ trưởng Năng lượng diễn ra hôm nay ở Brussels. Quyết định này đánh dấu bước ngoặt sau nhiều năm thảo luận, tiếp nối sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu hồi tháng 4/2024.

lmca20240531101811

Việc EU rút khỏi ECT được xem là bước đi quan trọng để hiện đại hóa Hiệp ước Hiến chương Năng lượng

Hiệp ước Hiến chương Năng lượng, có hiệu lực từ năm 1998, là một thỏa thuận đa phương nhằm bảo vệ đầu tư và thương mại trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, hiệp ước này ngày càng bị cho là không phù hợp với các mục tiêu khí hậu của EU, đặc biệt là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Do đó, quá trình hiện đại hóa hiệp ước đã được khởi động từ năm 2018.

EU rút khỏi ECT là một động thái mạnh mẽ nhằm thể hiện quyết tâm của khối trong việc chuyển đổi sang năng lượng bền vững. Quyết định này có hiệu lực một năm sau khi thông báo được gửi đến bên lưu chi Hiệp ước.

Các công ty hàng đầu thế giới bị cáo buộc thực hiện chiến thuật "tẩy xanh"

Ngày 30/5, Tổ chức phi lợi nhuận Corporate Accountability đã đưa ra cảnh báo rằng các công ty hàng đầu thế giới, từ các "ông lớn" về dầu khí đến lĩnh vực ngân hàng và công nghệ dường như đang thực hiện chiến thuật "tẩy xanh" bằng các khoản đầu tư không thực tế vào các dự án nhằm giảm khí thải carbon.

Theo phân tích của Corporate Accountability, những doanh nghiệp như Disney, Volkswagen, Air France nằm trong số những công ty công bố những khoản đầu tư lớn nhằm giảm lượng khí thải của họ nhưng dường như chỉ là những khoản tín dụng carbon không thực tế.

Giám đốc chính sách và nghiên cứu môi trường của Corporate Accountability, bà Rachel Rose Jackson cho rằng xu hướng này rất đáng lo ngại.

Theo bà, việc các doanh nghiệp tuyên bố những khoản tín dụng carbon lớn có thể chỉ là động thái "tẩy xanh" hoặc hoạt động không thực tế nhằm thu hút sự chú ý đối với các chính sách thân thiện với môi trường.

Theo phát hiện mới dựa trên phân tích do Corporate Accountability phối hợp với tờ Guardian thực hiện vào mùa Thu năm ngoái cho thấy 39 trong số 50 dự án bù đắp carbon lớn nhất có thể không có thật.

Trong khi đó, theo AlliedOffsets, tính đến ngày 31/12/2023, con số này tăng lên 42/50 dự án. Đáng chú ý là các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực chứ không chỉ có ngành nhiên liệu hóa thạch.

Theo bà Jackson, 30 tập đoàn lớn, trong đó có Shell, Nestle và Boeing, đã tuyên bố mua những khoản tín dụng carbon lớn nhưng không thực tế.

Bình luận