Cần những chính sách đột phá để mở rộng thị trường năng lượng tái tạo
Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times phối hợp cùng Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức phát trực tiếp Diễn đàn Năng lượng xanh, sạch hướng tới NetZero với chủ đề “Triển vọng phát triển năng lượng mới – Kinh nghiệm quốc tế và chiến lược hiệu quả đối với Việt Nam”.
Tại diễn đàn, TS Chử Văn Lâm cho rằng, rất cần có những chính sách khuyến khích mang tính đột phá để mở rộng thị trường năng lượng tái tạo, thúc đẩy và triển khai công nghệ mới, cung cấp cơ hội thích hợp, cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo ở tất cả các lĩnh vực quan trọng.
Bên cạnh đó, Quy hoạch Điện 8 đặt mục tiêu đảm bảo năng lượng tái tạo chiếm 15-20% nhu cầu sử dụng điện đến năm 2030; đến 2050 đảm bảo 80-85% năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng cung cấp, đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Trong khuôn khổ diễn đàn, diễn ra phiên thảo luận về những yếu tố tạo bứt phá chuyển đổi năng lượng Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đại diện các tổ chức nước ngoài như Amcham, EuroCham, PwC cũng đã chia sẻ, đưa ra những khuyến nghị với Việt Nam trong phát triển năng lượng bền vững và các nguồn năng lượng mới.
Thúc đẩy quá trình xanh hóa cả một hệ sinh thái
Để có một sự phát triển bền vững, cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường. Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững.
Nhìn nhận được thực tế này, Vingroup đã phát động chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam – Vì Tương lai Xanh”, kêu gọi toàn thể cộng đồng chung tay phát triển thương hiệu xe điện VinFast đẳng cấp quốc tế và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh.
Chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam – Vì Tương lai Xanh” được Vingroup đưa ra nhằm kêu gọi toàn thể cộng đồng chung tay phát triển thương hiệu xe điện Việt đẳng cấp quốc tế, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi xanh vì hôm nay và mai sau.
Để thực hiện được mục tiêu này, bên cạnh nỗ lực nghiên cứu và phát triển các dòng ôtô, xe máy điện VinFast ngày càng tốt hơn, rẻ hơn, thông minh hơn, xứng với niềm tự hào của người Việt – Vingroup sẽ huy động toàn bộ hệ sinh thái vào công cuộc chuyển đổi xanh.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương: Thể chế hoá chính sách phát triển năng lượng quốc gia còn chậm
Diễn đàn “Triển vọng phát triển năng lượng mới: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp hiệu quả với Việt Nam” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức với sự đồng hành của Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Là cơ quan được giao chủ trì hướng dẫn kiểm tra giám sát, đôn đốc định kỳ quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 55, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương khẳng định Nghị quyết 55 là các định hướng chủ trương chính sách lớn của đảng, nhà nước Việt Nam về phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Dưới góc độ cơ quan đôn đốc giám sát, TS Hiển thẳng thắn chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển năng lượng nói chung và phát triển năng lượng tái tạo thời gian qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cản trở sự chuyển dịch, phát triển của năng lượng Việt Nam.
Trong danh sách những Đề án chưa được triển khai có những nhiệm vụ được đánh giá là rất quan trọng đối với việc phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới, như: nhóm 3 nhiệm vụ về Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ ngành năng lượng (giao Bộ Công Thương và Kế hoạch đầu tư) và hoàn thiện chính sách thuế khuyến khích sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đến thời điểm này đều chưa được các Bộ trên chưa triển khai thực hiện.
Thách thức chuyển đổi du lịch xanh
Chuyển đổi du lịch xanh hiện được xem là một trong những nội dung quan trọng của phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ngành du lịch cho biết, bài toán về chi phí cho chuyển đổi xanh vẫn là điểm nghẽn lớn.
Tại diễn đàn Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững 2024 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Cục Du lịch quốc gia tổ chức mới đây, TS Võ Trí Thành – nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) nhận định, trong số những lĩnh vực như y tế, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải… du lịch nên là ngành kinh tế thực hiện sớm chuyển đổi xanh.
Theo đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, với sự ủng hộ và hỗ trợ của UNDP, Hiệp hội đã xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí “Công nhận DN du lịch không rác thải nhựa” dành cho cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, điểm đến du lịch, lữ hành. Đây là tiêu chí để chấm điểm và xếp hạng các DN không sử dụng rác thải nhựa. Tuy rằng nó chỉ là một phần của xanh nhưng nó là chỉ số đo đếm được.
Ngoài Bộ tiêu chí Công nhận DN du lịch không rác thải nhựa, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng hoàn thành xây dựng ứng dụng không rác thải nhựa là công cụ để quản lý rác thải nhựa du lịch. Sau giai đoạn xây dựng tiêu chí và ứng dụng, từ tháng 6 năm nay, Hiệp hội bắt đầu giai đoạn triển khai ban hành Bộ tiêu chí và áp dụng cho toàn bộ DN của Hiệp hội, tổ chức đánh giá và xếp hạng các điểm đến, DN.