Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tin phát triển bền vững ngày 8/7: Hướng đến mục tiêu Net Zero

VOH - Tài chính xanh, năng lượng xanh; Các hãng buôn năng lượng đua thâu tóm nhà máy lọc dầu

Phát triển giao thông “xanh”: Hướng đến mục tiêu Net Zero

Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM... giao thông vận tải là một trong những ngành phát thải carbon và khí metan lớn. Các chuyên gia cho rằng, việc cắt giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông đường bộ có vai trò quan trọng để Việt Nam đạt được cam kết Net Zero phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn không ít rào cản trong việc thực hiện lộ trình chuyển đổi giao thông “xanh”.

Sự gia tăng của các phương tiện giao thông không những gây ra cảnh tắc đường mà còn thải ra môi trường một lượng khí thải vô cùng lớn bao gồm CO2, Nox và các hạt bụi mịn (PM2.5, PM10)… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân. Đã có thời điểm Hà Nội đứng đầu các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, và nguyên nhân ít nhiều nằm ở khí thải các phương tiện giao thông.

Theo kết quả từ 3 chương trình đo kiểm khí thải xe môtô, xe gắn máy tại 3 thành phố Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng cho thấy xe trên 5 năm đã có xu hướng vượt tiêu chuẩn khí thải hiện hành và xe trên 10 năm có tỷ lệ phát thải rất lớn.

Nhìn từ thực tế, có thể thấy trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực trong việc người dân sử dụng các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện, giảm lượng khí thải do xăng dầu gây ra. Chính quyền các thành phố, các doanh nghiệp đã có những bước đầu tư nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí, đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Nhìn về tương lai xa hơn của giao thông “xanh” tại Việt Nam, có thể thấy hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Trước hết là việc mạng lưới xe buýt chưa theo kịp sự phát triển của đô thị. Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, thành phố hiện có 154 tuyến buýt, trong đó có 132 tuyến buýt trợ giá với 2.024 phương tiện. Trong số này có 269 xe năng lượng sạch và trên 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro IV trở lên.

Do vậy, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến kiến thức cho người dân, để họ thay đổi nhận thức và thấy được lợi ích lâu dài của việc “xanh hóa” phương tiện giao thông. Chỉ cần người dân sẵn sàng tham gia giao thông “xanh” thì nhiều việc nhỏ sẽ mang lại hiệu quả lớn.

Cà Mau thông qua chủ trương đầu tư 14 dự án năng lượng tái tạo

Đến đầu tháng 7 năm nay, tỉnh Cà Mau có 16 dự án năng lượng tái tạo được phê duyệt với tổng công suất 1.000 MW. Trong đó có 14 dự đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng công suất 800 MW.

Theo ông Dương Vũ Nam, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, tỉnh tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và thúc đẩy tiến độ các dự án, phấn đấu đến cuối năm đưa vào vận hành thương mại thêm 30 MW, góp phần tăng sản lượng sản xuất điện trong địa bàn tỉnh.

Năm nay, lượng điện sản xuất của tỉnh Cà Mau ước tính khoảng 6.170 triệu kWh, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh dự kiến đạt 26.991 triệu kWh, bằng gần 62,8% kế hoạch đề ra.

dien-gio

Các hãng buôn năng lượng đua thâu tóm nhà máy lọc dầu

Nhiều hãng buôn hàng hóa năng lượng lớn đang bước vào cuộc đua thâu tóm nhà máy lọc dầu của các tập đoàn dầu mỏ toàn cầu. Việc sở hữu những tài sản này cho phép doanh nghiệp sử dụng dầu thô để sản xuất nhiên liệu nếu phương án này mang lại lợi nhuận tốt hơn so với việc bán dầu trên thị trường mở.

Với lượng tiền dồi dào nhờ khoản lợi nhuận khổng lồ trong những năm qua, nhiều hãng buôn hàng hóa đang nhắm đến việc mua các nhà máy lọc dầu mà các tập đoàn dầu mỏ lớn không còn hứng thú kinh doanh.

Nhiều nhà máy lọc dầu được các tập đoàn dầu mỏ rao bán trong thời gian gần đây. Những tập đoàn này buộc phải làm như vậy khi đối mặt với áp lực của cổ đông trong việc cắt giảm danh mục đầu tư để tập trung vào những tài sản có lợi nhuận tốt nhất. Đồng thời, cổ đông cũng yêu cầu giảm bớt hoặc loại bỏ các mảng kinh doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn như nhà máy lọc dầu.

Tỷ suất lợi nhuận lọc dầu thường có tính chu kỳ rất cao. Những tài sản cố định lớn có tỷ suất lợi nhuận không ổn định có thể gây rủi ro cho các nhà buôn hàng hóa sử dụng đòn bẫy nợ lớn để mua tài sản này. Vào năm 2020, điều kiện kinh doanh khó khăn khiến hãng kinh doanh hàng hóa Gunvor Group đóng cửa và sau đó bán rẻ nhà máy lọc dầu thua lỗ ở Antwerp, Bỉ.

Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận có thể trở nên ổn định nhờ công suất lọc dầu mới hiện nay tăng chậm lại để thích ứng với viễn cảnh nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh.

Điều hướng quá trình chuyển đổi sang Net Zero ở Việt Nam: Tài chính xanh, năng lượng xanh

Để đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Việt Nam còn gặp nhiều thách thức trong vấn đề tài chính xanh và hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải.

Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết với thế giới về mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Đây không chỉ là quyết tâm vì lợi ích quốc gia mà còn là mục tiêu phát triển tất yếu của giới, đồng thời cũng là luật chơi mới về kinh tế, thương mại. Tuy nhiên, việc “nhập cuộc” chuyển đổi như thế nào để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 không phải điều dễ dàng. Bên cạnh những thách thức trong vấn đề năng lượng, thị trường carbon, Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề tài chính.

Đối với Việt Nam, mục tiêu tài chính xanh là hướng đi cần thiết trong việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo Chowdhury và cộng sự (2013), tài chính xanh là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và ô nhiễm môi trường một cách có ý nghĩa.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thu hút tốt hơn nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh; khuyến khích sản xuất và đầu tư xanh.

tai-chinh-xanh-1

Bình luận