Tin phát triển bền vững ngày 3/7: Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất xanh vì nền nông nghiệp bền vữn

VOH - Lãnh đạo các Tập đoàn của Hàn Quốc mong muốn đầu tư theo hướng phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Lãnh đạo các Tập đoàn của Hàn Quốc mong muốn đầu tư theo hướng phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các Tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion, ngân hàng KDB và hai bên mong muốn các tập đoàn đầu tư tại Việt Nam theo hướng phát triển xanh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Tại các cuộc gặp, lãnh đạo các tập đoàn chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc, tin tưởng vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của quan hệ song phương, đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện của Việt Nam.

Trao đổi với lãnh đạo của các tập đoàn lớn hàng đầu Hàn Quốc như ông Chang In Hw, Giám đốc điều hành Tập đoàn Posco - một trong top 5 doanh nghiệp kinh doanh tại Hàn Quốc; ông Cheoldong Jeong, Giám đốc điều hành LG Display; ông Jung Won ju, Chủ tịch Tập đoàn Daewoo E&C, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng Nhà ở Hàn Quốc; ông Sohn Kyung Sik, Chủ tịch Tập đoàn CJ; ông Huh Yoon Hong, Chủ tịch và ông Huh Myung-soo, Cố vấn cấp cao tập đoàn GS Engineering & Construction Corp (GS E&C); ông Hyoung Ki Kim - Phó Chủ tịch Tập đoàn kiêm Tổng Giám đốc Celltrion Inc; ông Kang Seoghoon, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Ngân hàng KDB… Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các tập đoàn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ cùng đồng hành và hỗ trợ để các tập đoàn đầu tư, xây dựng, phát triển các dự án tại Việt Nam hiệu quả, thành công.

Thủ tướng mong muốn các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến quan trọng trong chiến lược toàn cầu về sản xuất, nghiên cứu-phát triển các sản phẩm chủ lực ra thị trường quốc tế, theo hướng kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

ĐHQG-HCM tổ chức Hội thảo Quốc tế về kinh tế tuần hoàn

Hơn 30 nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tham dự hội thảo quốc tế “Kinh tế tuần hoàn - Giải pháp hướng đến trung hòa Carbon cho Khu đô thị ĐHQG-HCM” do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn ĐHQG-HCM tổ chức tại Nhà Điều hành ĐHQG-HCM vào chiều 2/7/2024. Hội thảo nhằm hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập ĐHQG-HCM (27/1/1995 - 27/1/2025). PGS.TS Trần Cao Vinh, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM đã đến dự hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Trần Cao Vinh cho biết Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thể hiện các cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua nhiều chỉ thị và chính sách như Luật Bảo vệ môi trường, Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn.

Về phía ĐHQG-HCM, “Xây dựng khu đô thị đại học xanh, thân thiện, hiện đại” là 1 trong 6 chiến lược phát triển ĐHQG-HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Điều này cho thấy sự quan tâm sâu sắc của ĐHQG-HCM đối với mô hình kinh tế tuần hoàn, đặc biệt hơn nữa là sự đóng góp của kinh tế tuần hoàn vào việc thực hiện chiến lược phát triển khu đô thị.

“Hội thảo với chủ đề ‘Kinh tế tuần hoàn - Giải pháp hướng tới trung hòa carbon cho khuôn viên ĐHQG-HCM’ sẽ là diễn đàn tuyệt vời để trao đổi, thảo luận các giải pháp, kinh nghiệm về phát triển bền vững khu vực đô thị và khuôn viên trường đại học từ các chuyên gia trong và ngoài nước”.

 PGS.TS Trần Cao Vinh nhấn mạnh. Ông cũng đề nghị Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn tổng hợp nội dung hội thảo và báo cáo Ban Giám đốc ĐHQG-HCM nhằm đóng góp vào triển khai chiến lược “Xây dựng khu đô thị đại học xanh, thân thiện, hiện đại” trong Chiến lược phát triển ĐHQG-HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

10

Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất xanh vì nền nông nghiệp bền vững

Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” của Chính phủ nhằm tạo ra vùng chuyên canh lúa tập trung, quy mô lớn với sự liên kết giữa người trồng lúa, hợp tác xã và doanh nghiệp.

Mục tiêu của đề án nhằm hình thành một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, và tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, giúp giảm phát thải khí nhà kính trên 10%, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Đề án được triển khai tại 12 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long.

Mới đây, tại An Giang, một hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện đề án đã được tổ chức đã quy tụ đông đảo các đại diện đến từ Viện lúa IRRI, các doanh nghiệp sản xuất, liên kết, tiêu thụ lúa gạo, kinh doanh vật tư, máy móc nông nghiệp, các hợp tác xã và nông dân sản xuất lúa tiêu biểu.

Theo kế hoạch đến năm 2025, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp trên địa bàn An Giang phấn đấu đạt 44.051 ha trên cơ sở diện tích vùng dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững – VnSAT trước đây, và nhân rộng ở những vùng thuận lợi.

Đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp phấn đấu đạt 152.198 ha. An Giang phấn đấu 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc các tổ chức nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Điều hướng quá trình chuyển đổi sang Net Zero ở Việt Nam: Chuyển đổi năng lượng

Trong quá trình chuyển đổi sang Net Zero ở Việt Nam, năng lượng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi năng lượng cũng đứng trước những thách thức và mở ra nhiều cơ hội mới.

Hội nghị lần thứ 26 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết với thế giới về mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Đây không chỉ là quyết tâm vì lợi ích quốc gia mà còn là mục tiêu phát triển tất yếu của giới, đồng thời cũng là luật chơi mới về kinh tế, thương mại. Tuy nhiên, việc “nhập cuộc” chuyển đổi như thế nào để đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 không phải điều dễ dàng. Mới đây, tờ King & Wood Mallesons đã phân tích điều hướng quá trình chuyển đổi sang Net Zero ở Việt Nam.

Hiện nay, ngành năng lượng ở Việt Nam đang đối mặt với hai thách thức lớn là sự phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch và tích hợp lưới điện để truyền tải năng lượng tái tạo.

Thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sinh khối dự kiến ​​sẽ cung cấp 48% công suất lắp đặt của Việt Nam vào năm 2030, tăng lên khoảng 63% vào năm 2050, theo  PDP8 đầy tham vọng. Điều này làm tăng đáng kể mục tiêu Chiến lược quốc gia là đạt 33% thị phần vào năm 2030  và tăng vọt so với mức 15,3% được ghi nhận vào năm 2020.

2

Bình luận