Tin phát triển bền vững ngày 2/7: Việt Nam là nơi khởi động dự án lúa carbon thấp ở ASEAN

VOH - Diễn đàn Công nghệ xanh về Pin, Ắc quy và Lưu trữ năng lượng quốc tế 2024

Việt Nam là nơi khởi động dự án lúa carbon thấp ở ASEAN

Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) vừa khởi động dự án Phát triển các hệ thống canh tác lúa hướng đến trung hòa carbon và an ninh lương thực ở các nước ASEAN. Dự án kéo dài 5 năm, ban đầu tập trung ở Philippines và Việt Nam, sau đó sẽ nhân rộng ra các nước trong khu vực.

Dự án được triển khai ở Philippines và Việt Nam. Sau đó, dự án sẽ được nhân rộng khắp khu vực dựa vào nhu cầu nhằm áp dụng các thực hành nông nghiệp bền vững ở ASEAN.

Theo IRR, mục tiêu tổng thể của dự án là tập trung vào việc phát triển các hệ thống canh tác lúa có hàm lượng carbon thấp. Để đạt được mục tiêu này, các điểm nóng phát thải sẽ được xác định thông qua đánh giá vòng đời của cây lúa, từ đó tìm ra phát triển các đổi mới để nâng cao năng suất và giảm phát thải. Các mục tiêu khác bao gồm phát triển chiến lược mở rộng các đổi mới này khắp ASEAN để bảo đảm an ninh lương thực và đạt mục tiêu trung hòa carbon trong dài hạn.

Các tín chỉ này sẽ được bán cho các công ty trong và ngoài nước tham gia vào nỗ lực khử carbon. Một phần số tiền thu được từ việc bán tín dụng sẽ được trả cho nông dân địa phương. Các cuộc thử nghiệm công nghệ của Nhật Bản trên các cánh đồng lúa ở Việt Nam cho thấy, khí thải methane trên một đơn diện tích giảm khoảng 40% và sản lượng gạo tăng thêm khoảng 20%.

Phát triển kinh tế xanh – thực tiễn và giải pháp cho các địa phương

Trong những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch hành động và văn bản chỉ đạo điều hành về phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường, đặc biệt là các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, như: Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Thái Nguyên đã cụ thể hóa những quan điểm, mục tiêu, định hướng, những giải pháp thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 và Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ; tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động của các cấp chính quyền, đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia.

Kế thừa những kết quả đã đạt được trong thực hiện Chiến lược 2011-2020 và các quan điểm đã được xác định tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các nhiệm vụ được xác định trong Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tỉnh Thái Nguyên xác định mục tiêu thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030.

3

Diễn đàn Công nghệ xanh về Pin, Ắc quy và Lưu trữ năng lượng quốc tế 2024

Diễn đàn Công nghệ xanh về Pin, Ắc quy và Lưu trữ năng lượng quốc tế 2024 đã chính thức diễn ra tại Hà Nội. Đây là cơ hội cho các chuyên gia, doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam trao đổi, chia sẻ thông tin, cập nhật công nghệ, tìm kiếm hợp tác.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Phạm Cường – Chủ tịch Hiệp hội Ô tô, xe máy, xe đạp Việt Nam (VAMOBA) cho rằng, chúng ta sống trong một thế giới liên kết, nơi công nghệ kỹ thuật phát triển không ngừng nghỉ, sản phẩm pin, ắc quy và lưu trữ, tái tạo năng lượng luôn được cải tiến, áp dụng công nghệ mới, kiểu dáng công nghiệp đầy sáng tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của người tiêu dùng.

Ngành công nghiệp pin, ắc quy và lưu trữ năng lượng có mối quan hệ mật thiết với ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời do đặc điểm phát điện theo thời điểm trong ngày. Việt Nam sở hữu tiềm năng dồi dào về năng lượng tái tạo với nguồn năng lượng mặt trời, gió, sinh khối và thủy điện phong phú.

Để hiện thực hóa cam kết Net Zero của Việt Nam tại COP26, việc chuyển đổi năng lượng sang các dạng năng lượng mới, năng lượng bền vững là hướng đi quan trọng và cần thiết, trong đó lưu trữ năng lượng, điều hòa hệ thống điện là sự kết hợp không thể tách rời của ngành năng lượng tái tạo.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ về bức tranh tổng quan công nghệ ngành ô tô, xe máy, xe điện và công nghệ pin, ắc quy cơ hội và thách thức, công nghiệp năng lượng sạch và công nghệ lưu trữ Trung Quốc hòa nhập thị trường quốc tế, quá trình chuỗi cung ứng – Con đường phát triển công nghiệp xe điện Việt Nam.

Trung Quốc sắp đứng đầu thế giới về hydro xanh

Đạt được những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy năng lượng xanh, Trung Quốc đã sẵn sàng vượt qua các mục tiêu quốc gia về hydro trước thời hạn.

Báo cáo của Rystad Energy chỉ ra sản lượng hydro của Trung Quốc đến từ năng lượng tái tạo đang trên đà vượt mức 200.000 tấn, mục tiêu do nước này đề ra cho năm 2025

Trung Quốc đang thúc đẩy mục tiêu sử dụng hydro rộng rãi hơn để khử cacbon. Báo cáo cho biết họ sẽ lắp đặt gần 2,5 GW công suất máy điện phân hydro vào cuối năm nay.

Công suất dự kiến ​​​​sẽ là 220.000 tấn hydro xanh mỗi năm (tpa) trong năm nay, nhiều hơn 6 ktpa so với tổng sản lượng của thế giới.

Kế hoạch hydro quốc gia là một kế hoạch chi tiết trong khoảng từ năm 2021 đến năm 2035, bao gồm một số mục tiêu đầy tham vọng có thể đạt được. Mục tiêu còn đề cập đến việc áp dụng các phương pháp sản xuất hydro bền vững.

Báo cáo cho biết các tiêu chuẩn và giải pháp do Trung Quốc đề xuất cho thấy sự tiến bộ, tuy nhiên hiện tại các giải pháp này vẫn tụt hậu so với các tiêu chuẩn khắt khe do các đối tác châu Âu đặt ra.

Lộ trình này tương tự như ngành công nghiệp năng lượng mặt trời và gió, nơi Trung Quốc dẫn đầu thế giới về công suất. Chỉ riêng bốn cơ sở lớn nhất nước này sẽ chiếm tới một nửa tổng công suất sản xuất hydro xanh của Trung Quốc vào năm 2030.

4

Bình luận