Chờ...

Tin phát triển bền vững 27/6: Giải pháp phát triển kinh tế xanh ở TPHCM hiện nay

VOH -Điện mặt trời không có pin lưu trữ, EVN mua giá thấp nhất

Có thể xác lập tín chỉ carbon từ cây công nghiệp dài ngày

Tín chỉ carbon có thể được hình thành từ nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, bời lời, mít, cà phê nếu được khảo sát và xác lập theo tiêu chí tứ đối tác.

Đây là khẳng định của ông Lương Ngọc Trường – Giám đốc Công ty TNHH đầu tư FDI Việt Nam cho hay “các cây lâu năm như cây điều, cây bời lời, cây cao su có thể xác lập tín chỉ carbon để bán trên thị trường”.

Doanh nghiệp này đang xin chủ trường để triển khai khảo sát xác lập, khai thác thị trường carbon tại tỉnh Lâm Đồng và đã được chuyển hồ sơ cho các sở, ngành xem xét tham mưu cho UBND tỉnh.

Khu vực Tây Nguyên đang sở hữu rất nhiều loại cây trồng dài ngày có thể khai thác phục vụ bán tín chỉ carbon. Điều này cũng đổi hỏi các tỉnh trong khu vực phải quy hoạch vùng trồng, để người nông dân có thể hưởng lợi từ nhiều nguồn thu nhập. Để nâng cao lợi ích cho người nông dân, đối tượng sở hữu vườn cây có thể xác lập tín chỉ carbon đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm khảo sát xác lập, khai thác thị trường carbon.

Thị trường carbon là một thị trường lớn, nhiều dòng vốn ngoại tệ. Khảo sát và xác lập thị trường tín chỉ carbon sẽ thu hút vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, đóng góp tích cực phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng GDP cho ngân sách nhà nước.

Nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, kỳ vọng mang lại lợi ích kinh tế cao khi nhu cầu thế giới được dự báo tăng gần 100 lần vào năm 2050.

Điện mặt trời không có pin lưu trữ, EVN mua giá thấp nhất

Trong quá trình hoàn thiện 2 nghị định nêu trên, Bộ Công thương cần bổ sung một số nội dung cụ thể như sau: Với dự thảo nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, đối với lượng điện dư thừa nếu có lắp đặt pin lưu trữ, tích điện thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nghiên cứu đề xuất mua điện với giá điện hợp lý, đặc biệt là giá mua điện vào giờ cao điểm.

Trường hợp không có pin lưu trữ điện, EVN sẽ mua với giá thấp nhất trên thị trường điện mà EVN mua của các hộ bán điện khác. Lượng điện dư thừa mà EVN mua lại thì có thể xem xét được bù trừ khi người dân mua điện của EVN.

Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công thương nghiên cứu, tính toán giá điện 2 thành phần: Giá điện khi không có mặt trời, vào giờ cao điểm thì phải khác giá điện vào thời điểm có nắng to, hay mức giá đối với trường hợp có thiết bị, pin lưu trữ điện khác với trường hợp không có lưu trữ điện năng để bảo đảm công bằng cũng như khuyến khích đầu tư năng lượng tái tạo, hệ thống pin lưu trữ, hệ thống điện thông minh.

Đó là một trong những nội dung trong Thông báo 278 của Văn phòng Chính phủ kết luận ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp và nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản, tự tiêu.

4

Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Thuật ngữ “kinh tế xanh” được sử dụng rộng rãi từ năm 2008 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và sự cần thiết “kích thích kinh tế xanh”, từ đó trong Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP, tháng 10/2008) đã đưa ra “Sáng kiến ​​kinh tế xanh”.

Năm 2011, Báo cáo “Hướng tới nền kinh tế xanh: Con đường phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo” của UNEP đưa ra định nghĩa về kinh tế xanh được các tổ chức quốc tế sử dụng rộng rãi, đó là “nền kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể các rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái. Một nền kinh tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm xã hội”.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam xác định theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững kết hợp bảo vệ môi trường, chủ động đẩy mạnh tăng trưởng xanh trên diện rộng, cam kết Net Zero vào năm 2050. Với cam kết trên đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong mục tiêu phát triển của Việt Nam, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững.

Nhằm mục tiêu phát triển TP. Hồ Chí Minh một cách bền vững, hướng tới trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á, các cấp lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh xem vấn đề phát triển kinh tế xanh là trọng tâm trong xây dựng và định hướng chính sách phát triển.

Thành phố đã thông qua Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030 và xem đây là 1 trong 13 nội dung cụ thể của Chương trình Đột phá phát triển hạ tầng Thành phố.

Trong những năm qua, Đảng bộ, các cấp chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh luôn cố gắng đưa Thành phố ngày càng phát triển, với các tiêu chí cao về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự và đảm bảo môi trường, xứng đáng là một thành phố đầu tầu về phát triển kinh tế của cả nước.

Grab mang công nghệ góp phần chuyển đổi số ngành du lịch

Ngành du lịch ở nhiều nơi trên thế giới đang từng bước chứng kiến sự thâm nhập của công nghệ. Tại Việt Nam, cách người dùng trải nghiệm du lịch và cách các cấp quản lý, doanh nghiệp quảng bá cho những dịch vụ liên quan cũng đang dần thay đổi theo hướng số hóa.

Để phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong tương lai, bên cạnh những giải pháp thiết thực từ chính quyền, nhiều doanh nghiệp cũng đã chung tay cùng địa phương thúc đẩy chuyển đổi số.

Tại nhiều thành phố biển trên khắp cả nước như Vũng Tàu, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng... Grab đang triển khai sáng kiến Ghế đá Grab, cung cấp thêm nhiều điểm gặp gỡ, thư giãn cho người dân và du khách, vừa là Điểm đến số được định vị trên ứng dụng Grab.

Nhờ vậy, trải nghiệm các dịch vụ hằng ngày như như đặt đồ ăn trực tuyến, dịch vụ di chuyển của Grab thuận tiện hơn, đối tác tài xế Grab dễ dàng nhận diện vị trí của người dùng để giao hàng hay đón trả khách.

Grab tiếp tục khẳng định mục tiêu nâng cao trải nghiệm người dùng từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Cũng tại TP.Đà Nẵng, gần đây Grab đang nỗ lực đầu tư và cải tiến công nghệ giúp hành khách dễ dàng nhận diện vị trí đón trả, đồng thời đặt được dịch vụ GrabCar và GrabBike một cách an toàn và tiện lợi. Có thể nói, trải nghiệm số của người dùng Grab khi đến TP.Đà Nẵng đang ngày càng hoàn thiện ngay từ khi đặt chân đến sân bay cho đến suốt thời gian lưu lại thành phố biển nổi tiếng này.

2