MSB công bố báo cáo phát triển bền vững, tiên phong thực thi ESG
Báo cáo Phát triển bền vững của MSB được lập trên cơ sở 18 Tiêu chí của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI). Các chỉ số phát triển bền vững liên quan đến Môi trường (E), Xã hội (S) và Quản trị doanh nghiệp (G) được lựa chọn và trình bày dựa trên cơ sở tham chiếu theo các Tiêu chuẩn công bố thông tin được Ủy ban tiêu chuẩn báo cáo bền vững toàn cầu (GSSB) thiết lập cũng như 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.
Với thông điệp “Kiến tạo giá trị bền vững”, Báo cáo đã cung cấp thông tin toàn diện về định hướng, thực hành triển khai và cam kết phát triển bền vững của ngân hàng, giúp các bên hữu quan (bao gồm khách hàng, cổ đông, người lao động, cơ quan quản lý và cộng đồng) có góc nhìn đầy đủ về hành trình phát triển bền vững đã và đang diễn ra trong từng hoạt động kinh doanh – vận hành tại MSB.
Báo cáo cũng ghi nhận những dấu ấn “xanh” trong sự chuyển mình của ngân hàng. Tiêu biểu, kể từ 1/6/2023, 100% các khoản vay mới của ngân hàng đều phải qua quy trình đánh giá rủi ro Môi trường – Xã hội. Với cơ cấu tín dụng, MSB cũng chú trọng hơn tới yếu tố phát triển bền vững khi kết thúc năm 2023, tổng dư nợ cho lĩnh vực tín dụng xanh của MSB là gần 6.000 tỷ đồng, cấp cho 148 khách hàng.
Trong đó, vốn tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm đa số và hầu hết là vốn cho vay trung dài hạn. Để tạo lập nguồn vốn dồi dào cho nền kinh tế xanh, tháng 11/2023, MSB ký ý định thư (LOI) với FMO về khoản vay trung hạn trị giá 100 triệu USD dành riêng cho tệp khách hàng vừa và nhỏ (SME) và các dự án có tiêu chí xanh.
MSB mong muốn mang đến tác động tích cực tới nền kinh tế và cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện, tư vấn, hỗ trợ trên đa lĩnh vực, từ đó mở đường cho sự phát triển và tạo ra sự thịnh vượng cho thế hệ tương lai”.
Hà Nội dự kiến chi 43.000 tỷ đồng đầu tư xe buýt xanh
Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2026-2030 có 50% xe buýt điện và 50% xe buýt LNG/CNG khí thiên nhiên nén với nguồn lực tài chính 43.000 tỷ đồng. UBND TP Hà Nội đang trình HĐND thành phố xem xét Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh.
Hà Nội đặt mục tiêu “xe xanh” cho giao thông công cộng, trong đó 100% xe buýt mới và xe buýt thay thế sử dụng điện hoặc năng lượng xanh từ năm 2025 và 100% taxi mới và taxi thay thế sử dụng điện hoặc năng lượng xanh từ 2030.
Tại hội nghị phản biện của Mặt trận Tổ quốc thành phố vào đề án mới đây, nguyên Phó chủ tịch MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Phạm Ngọc Thảo cho rằng việc chuyển đổi là cần thiết, song cần làm rõ khả năng ngân sách đáp ứng và cân nhắc tiến độ phù hợp. Nguyên Giám đốc Sở thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Văn Viện cũng băn khoăn về khả năng đáp ứng của ngân sách và việc đảm bảo các cơ sở bảo trì, bảo dưỡng cho xe mới.
Hà Nội hiện có 154 tuyến buýt đang khai thác, vận hành, trong đó 132 tuyến buýt trợ giá; 8 tuyến buýt không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến buýt City tour. 11 đơn vị vận hành 132 tuyến buýt trợ giá, trong đó 122 tuyến đấu thầu và 10 tuyến đặt hàng. Số xe buýt trợ giá là 2.034 với 277 xe sử dụng năng lượng sạch.
Đề án “Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố” sẽ được HĐND thành phố xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 17 ngày 1-4/7. Đề án được xây dựng dựa trên Quyết định số 876 ngày 22/7/2022 của Thủ tướng về việc phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí CO2 và khí mêtan của ngành giao thông vận tải giai đoạn 2022-2030.
Cần 3 trụ cột để phát triển năng lượng tái tạo
Trong tiến trình tiến đến net zero, năng lượng tái tạo đóng vai trò rất quan trọng vì đây là nguồn năng lượng sạch đang được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới sử dụng để thay thế năng lượng truyền thống từ than đá, dầu…
Việt Nam đã cam kết theo lộ trình giảm dần phát thải khí nhà kính và đến năm 2050 đạt net zero. Theo đó, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp tại Đồng Nai cũng như cả nước đều ban hành kế hoạch tham gia vào sản xuất xanh, tuần hoàn để giảm phát thải.
Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển năng lượng tái tạo từ điện mặt trời áp mái nhà, điện gió, điện rác. Muốn phát triển được năng lượng tái tạo, Việt Nam phải đảm bảo 3 trụ cột chính là thể chế, hạ tầng và nhân lực.
Do tốc độ phát triển kinh tế nhanh, từ năm 2020, Việt Nam đã thiếu năng lượng phải nhập khẩu. Do đó, muốn phát triển nhanh và bền vững, cần chủ động năng lượng tái tạo cho các ngành. Đặc biệt là những tỉnh, thành có công nghiệp phát triển như: Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…, nhu cầu cần nguồn năng lượng tái tạo cấp thiết hơn. Bởi hiện nay, nhiều nhãn hàng quốc tế đòi hỏi các nhà máy sản xuất phải có lộ trình tham gia vào sản xuất xanh, tuần hoàn và sử dụng năng lượng tái tạo là một trong những yêu cầu đầu tiên trong sản xuất xanh, tuần hoàn.
Cách mà công nghệ năng lượng mặt trời thay đổi cuộc sống người dân vùng đất nắng gió
Những năm gần đây, người dân ngày càng quan tâm hơn đến việc lựa chọn và áp dụng công nghệ tiên tiến vào cuộc sống hằng ngày.
Nổi bật trong số đó chính là đèn năng lượng mặt trời hay đèn pha năng lượng mặt trời – công nghệ xanh gần như thay đổi hoàn toàn cách thức chiếu sáng truyền thống đã có từ lâu đời ở Việt Nam. Đây là cơ hội để nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Với những vùng quê duyên hải Nam Trung Bộ, đi dọc đồi cát, con đường ở Bình Thuận, sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con đường được chiếu sáng rực rỡ mà không cần phải kéo dây điện. Với đèn pha năng lượng mặt trời, chỉ cần lắp đặt đơn giản và tận dụng ánh sáng mặt trời là đèn sẽ tự động chiếu sáng vào ban đêm.
Để khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư đèn năng lượng mặt trời, đồng thời thu hút những người có dự định kinh doanh đèn.
ông Trần Văn Minh – một người tiên phong trong việc sử dụng đèn pha năng lượng mặt trời ở Bình Thuận, đã chia sẻ bài toán kinh tế mà gia đình đã áp dụng.
Trước đây, ông thường sử dụng đèn điện truyền thống. Mỗi tháng, gia đình ông Minh phải trả khoảng 500.000 đồng tiền điện. Từ khi mạnh dạn sử dụng đèn năng lượng mặt trời hay đèn pha năng lượng mặt trời của DMT Solar, chi phí này gần giảm khoảng 70%. Theo tính toán của ông, giá của mỗi bộ đèn pha năng lượng mặt trời trung bình khoảng 1.500.000 đồng, điều đó có nghĩa là sau hơn 4 tháng, chi phí đầu tư ban đầu đã được hoàn lại từ việc tiết kiệm tiền điện.