Phát triển giao thông đường bộ xanh hướng đến Net Zero 2050
Chiều 18/6, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Phát triển giao thông đường bộ xanh hướng đến Net Zero 2050”. Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim cho biết, tại Hội nghị COP26 (Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) diễn ra vào tháng 11/2021, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Ngoài việc khuyến khích phương tiện sử dụng năng lượng xanh, cần phát triển hệ thống giao thông công cộng như tàu điện, xe buýt điện; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như trạm sạc, cơ sở bảo dưỡng; có chính sách ưu đãi với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng khi sản xuất và sử dụng phương tiện năng lượng xanh.
Là một trong những nguồn phát thải lớn, ngành giao thông vận tải không thể đứng ngoài hành trình thực hiện cam kết Net Zero của Việt Nam.
Thời gian qua, Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã rất quan tâm thúc đẩy các giải pháp nhằm giảm phát thải. Tại Quyết định số 876/QĐ-TTg ban hành tháng 7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành với các mục tiêu, lộ trình thực hiện, nhiệm vụ và giải pháp hết sức rõ ràng, cụ thể.
Khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới
Ngày 18/6, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự án Luật Điện lực (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng .
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Luật Điện lực năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2012, năm 2018, năm 2022) đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực; đồng thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bên cạnh đó, đại diện EVN cho biết, để khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung quy định về cơ chế khuyến khích phát triển hệ thống pin lưu trữ điện năng song song cùng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết hiện dự thảo Luật Điện lực có bổ sung quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án điện gió ngoài khơi thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đánh giá dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có liên quan đến nhiều luật như Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu. Qua đó làm rõ quy trình thực hiện các nội dung: lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện, lưới điện; thẩm định
để cấp chủ trương đầu tư; những loại lưới điện phải thực hiện đầu thầu; cách thức quy hoạch nguồn điện, lưới điện… tránh chồng chéo trong hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ các quy định chuyển tiếp đối với các dự án đầu tư; phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an rà soát kỹ các quy định về xây dựng nhà máy điện gió; chú trọng thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền và cố gắng chi tiết các nội dung quy định ngay tại dự thảo Luật theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW; đảm bảo tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hơn 800 nhà máy điện than có thể chuyển đổi sang năng lượng mặt trời
Trên 800 nhà máy điện đốt than ở các nước kinh tế mới nổi có thể ngừng hoạt động và được thay thế bằng năng lượng mặt trời sạch hơn bắt đầu từ cuối thập kỷ này.
Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 17/6 cho thấy. Viện phân tích tài chính và kinh tế năng lượng (IEEFA) cho biết mặc dù chỉ 10% số nhà máy điện than hiện hữu dự kiến đóng cửa vào năm 2030, nhưng nhiều nhà máy khác cũng có thể đóng cửa nếu nỗ lực xác định các định hướng khác.
Paul Jacobson - tác giả chính của báo cáo - nói: "Vấn đề chính ở đây là thiếu một hệ thống các giao dịch từ than thành năng lượng sạch được xác định rõ ràng, có hợp đồng và có khả năng thanh toán tài chính".
800 nhà máy chuyển đổi khả thi được IEEFA xác định bao gồm khoảng 600 nhà máy được xây dựng cách đây 30 năm trở lên, nhiều cơ sở trong số đó đã trả được nợ và không còn bị ràng buộc bởi các PPA dài hạn.
Tác giả nghiên cứu Jacobson cho biết cần phải có "hàng rào bảo vệ" để tránh tạo ra những động cơ sai trái. Ông nói: "Các công ty - tiếp tục xây dựng những nhà máy điện than mới trong khi tìm kiếm sự nhượng bộ để xây dựng năng lượng tái tạo - sẽ không được phép sử dụng nguồn năng lượng đó để hưởng lợi từ việc này".
Hợp đồng điện tử MobiFone eContract đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số
Theo chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số, xác định đến năm 2025 trên 80% doanh nghiệp trong cả nước sử dụng hợp đồng điện tử. Riêng trong năm 2024, mục tiêu dự kiến sẽ “chốt hạ” là 70%. Đây là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong việc triển khai thành công quá trình đổi số quốc gia tại Việt Nam trong thời gian tới.
Là một công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, mỗi tháng, công ty của anh Hoàng Long (Đống Đa, Hà Nội) thường thực hiện hàng nghìn giao kết khác nhau với học viên, đối tác. Điều này đòi hỏi cần có nhiều nhân sự chuyên môn phục vụ cho việc soạn thảo, ký kết và lưu trữ dữ liệu.
Từ ngày sử dụng giải pháp hợp đồng điện tử MobiFone eContract, các vấn đề kể trên đã được hóa giải, giúp doanh nghiệp “lợi đơn lợi kép”. Không chỉ tiết kiệm đến 90% thời gian, tiền bạc, công sức đi lại, soạn thảo, đệ trình… anh Long cũng không phải lo lắng về vấn đề bảo mật của các hợp đồng, giấy tờ quan trọng.
Việc chuyển đổi sang hợp đồng điện tử đang là xu thế của các doanh nghiệp, tổ chức. Bên cạnh tính bảo mật vượt trội, ký kết mọi lúc mọi nơi, không in ấn mà vẫn được đảm bảo giá trị pháp lý, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Cùng với hệ sinh thái chuyển đổi số đa dạng, hợp đồng điện tử eContract của MobiFone đang góp phần tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp, tổ chức trong thời đại 4.0.