Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Tin phát triển bền vững ngày 23/10: BEST tăng cường chuyển đổi số phát triển logistics

VOH - ASEAN cần đầu tư 190 tỉ đô la/năm cho năng lượng sạch để đạt mục tiêu khí hậu

ASEAN cần đầu tư 190 tỉ đô la/năm cho năng lượng sạch để đạt mục tiêu khí hậu

Theo báo cáo của IEA ngày 22/10, nhu cầu năng lượng của ASEAN sẽ vượt EU vào giữa thế kỷ 21, với khu vực Đông Nam Á dự kiến chiếm 25% mức tăng trưởng nhu cầu năng lượng toàn cầu từ nay đến năm 2035. Ngành điện sẽ dẫn đầu xu hướng này với mức tăng trưởng 4% mỗi năm. Dù năng lượng sạch như gió, mặt trời và sinh học dự kiến đóng góp hơn 1/3 nhu cầu, khu vực vẫn đối mặt nhiều thách thức vì sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và đầu tư vào năng lượng sạch chưa đủ mạnh.

IEA kêu gọi ASEAN tăng gấp 5 lần đầu tư vào năng lượng sạch và hạ tầng điện, lên 190 tỷ USD mỗi năm vào 2035. Các sáng kiến như Lưới điện ASEAN và phát triển sản xuất năng lượng sạch trong khu vực được coi là chìa khóa để bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải.

dien-mat-troi-Indonesia

GEFE 2024: Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường tín chỉ carbon

Tại Hội thảo "Tài chính bền vững" trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh GEFE 2024, các chuyên gia nhận định rằng khái niệm thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và cần có khung pháp lý hoàn chỉnh để khuyến khích doanh nghiệp tham gia tích cực hơn. Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, do đó, mục tiêu Net Zero đòi hỏi những nỗ lực giảm phát thải cùng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như vận tải, nông nghiệp, vật liệu xây dựng, và tái chế chất thải. Chính phủ đã có những bước đi đúng đắn khi giảm đầu tư vào nhiệt điện và thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án xanh cần nguồn đầu tư lớn, và không thể chỉ dựa vào ngân sách công mà cần sự hợp tác công-tư (PPP) và nguồn tài chính từ các ngân hàng.

Thị trường tín chỉ carbon thế giới hiện chia làm hai nhóm: thị trường bắt buộc và tự nguyện. Trong đó, thị trường bắt buộc đã phát triển mạnh, đạt quy mô 100 tỷ USD năm 2023, trong khi thị trường tự nguyện giảm sút. Việt Nam cần đánh giá mức phát thải và hấp thụ carbon của từng ngành để xây dựng lộ trình giảm phát thải và triển khai thị trường tín chỉ carbon một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, các chuyên gia như ông Marco Gaspari và bà Betty Pallard nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính minh bạch trong việc xây dựng thị trường, đặc biệt trong việc đo lường, báo cáo và thẩm định phát thải. Đồng thời, cần có các chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhóm chiếm tới 92% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, để họ có thể chuyển đổi xanh một cách hiệu quả.

Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ, lắp đặt trên mái nhà của các công trình xây dựng như nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cơ sở sản xuất và kinh doanh. Nghị định cũng mở rộng phạm vi áp dụng trên toàn quốc và thúc đẩy việc mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Các chính sách khuyến khích đáng chú ý gồm: miễn giấy phép hoạt động cho các hệ thống không đấu nối hoặc có chống phát ngược vào lưới điện quốc gia; ưu đãi về thuế; rút gọn thủ tục hành chính; cho phép bán điện dư lên hệ thống điện quốc gia với mức thanh toán không quá 20% công suất lắp đặt; và khuyến khích lắp đặt hệ thống lưu trữ điện (BESS). Các chính sách này nhằm đẩy mạnh sự phát triển của điện mặt trời trong khu vực dân cư, công sở và các khu công nghiệp, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải.

Image-ExtractWord-0-Out-1711-1729658391

Điện mặt trời áp mái được bán lên hệ thống điện quốc gia

Ngày 22-10, Chính phủ đã ban hành Nghị định 135, quy định về khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, áp dụng cho các nguồn năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái nhà dân cư, cơ quan công sở, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo đó, những hệ thống điện mặt trời này nếu sản xuất dư thừa có thể bán lên lưới điện quốc gia, tối đa 20% công suất lắp đặt thực tế.

Điểm đáng chú ý của nghị định là các công trình lắp trên mái công sở và tài sản công sẽ không được phép mua bán điện dư. Giá điện dư phát lên lưới điện quốc gia sẽ được tính bằng giá điện năng thị trường bình quân của năm trước, đảm bảo khuyến khích phát triển điện mặt trời trong từng giai đoạn.

Những tổ chức, cá nhân lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu với công suất dưới 1.000 kW không cần đăng ký giấy phép, chỉ cần thông báo cho cơ quan chức năng để theo dõi và điều phối vận hành an toàn. Ngoài ra, các hệ thống điện này sẽ được giảm bớt thủ tục hành chính và hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành.

Nghị định 135 nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, góp phần giảm tải cho lưới điện quốc gia và bảo vệ môi trường.

BEST tăng cường chuyển đổi số phát triển hệ sinh thái logistics

Tại Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu logistics đang ngày càng tăng cao. BEST đã đầu tư hàng chục triệu USD vào xây dựng hạ tầng logistics thông minh và ứng dụng công nghệ để phát triển hệ sinh thái dịch vụ toàn trình, giúp khách hàng dễ dàng sử dụng nhiều dịch vụ chỉ với một kết nối.

Với việc xây dựng hai trung tâm phân loại hàng hóa quy mô lớn tại Củ Chi và Bắc Ninh, cùng hệ thống 39 trung tâm phân loại khác trên toàn quốc, BEST không chỉ tối ưu hóa quy trình phân loại và vận chuyển mà còn hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lý và điều tiết hàng hóa. Nhờ ứng dụng công nghệ số, quy trình vận hành của đơn vị trở nên chính xác hơn, từ việc quản lý tồn kho đến theo dõi tình trạng giao nhận hàng hóa. Ngoài ra, BEST cũng cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý bán hàng và kho vận thông minh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc cải thiện năng suất kinh doanh.

BEST không chỉ nâng cao chất lượng vận hành mà còn ứng dụng công nghệ để tăng cường trải nghiệm khách hàng với các tính năng chăm sóc khách hàng thông minh như livechat, thông báo qua Zalo ZNS và thanh toán không tiền mặt. Chuyển đổi số giúp BEST giảm thiểu sai sót, tối ưu hóa thời gian xử lý và nâng cao tốc độ giao hàng, mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng.

Là một ngành dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế, logistics đòi hỏi sự chuyển đổi số toàn diện, và BEST đã chứng minh sự nỗ lực trong việc đáp ứng những thách thức và nhu cầu mới của thị trường thông qua việc ứng dụng công nghệ và tự động hóa.

dien-mat-troi-mai-nha

Bình luận