Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tin phát triển bền vững ngày 24/1/2025: ESG tác động như nào đến kinh tế xã hội và thu hút đầu tư

VOH - Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Xanh và bền vững: gió có đổi chiều trong năm 2025?

Năm 2024 chứng kiến sự rút lui của nhiều tổ chức tài chính lớn khỏi các cam kết môi trường, báo hiệu làn sóng "phản đối xanh" trên toàn cầu. Trong khi Mỹ và một số quốc gia giảm sự ủng hộ các sáng kiến xanh, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với các quy định nghiêm ngặt hơn về công bố thông tin bền vững.

Phong trào xanh trở nên thực chất hơn khi các quỹ đầu tư phải minh bạch và tránh "rửa xanh." Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn là khâu thực thi, với nhiều chiêu trò mới xuất hiện trong việc tô vẽ hình ảnh "xanh." Điều này mở ra không gian cho các nghề chuyên sâu như kiểm toán bền vững và phân tích môi trường.

Dù phân hóa, xu thế đầu tư bền vững vẫn tiếp tục, khẳng định vị trí của các giá trị xanh trong nền kinh tế toàn cầu.

xanh-hoa

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, đặt mục tiêu hình thành hệ thống sản xuất và tiêu dùng bền vững, tận dụng tối đa tài nguyên, giảm thiểu chất thải và thúc đẩy sáng tạo.

Đến năm 2030, các chỉ tiêu chính bao gồm giảm khai thác tài nguyên không tái tạo, tiết kiệm 8-10% năng lượng tiêu thụ, và tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 47%. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt 95% ở đô thị và 80% ở nông thôn.

Kế hoạch cũng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nhiều ngành như nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp, và du lịch. Đến năm 2035, Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, cung cấp công nghệ và dịch vụ kinh tế tuần hoàn trong khu vực ASEAN.

dien-gio-ninh-thuan

ESG tác động như thế nào đến kinh tế xã hội và thu hút đầu tư?

Việc áp dụng tiêu chuẩn ESG (môi trường – xã hội – quản trị doanh nghiệp) đã trở thành xu hướng tất yếu tại các quốc gia phát triển như Mỹ, EU và đang lan rộng trên toàn cầu. ESG không chỉ giúp cải thiện các vấn đề môi trường, xã hội mà còn nâng cao giá trị doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, và thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh.

Nghiên cứu cho thấy ESG góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững, giảm nghèo, bình đẳng giới, và bảo vệ môi trường. Tại Trung Quốc, doanh nghiệp có ESG cao giảm phát thải carbon và sở hữu nhiều sáng chế môi trường. Tuy nhiên, áp dụng ESG ban đầu có thể tăng chi phí và áp lực cho doanh nghiệp.

Đối với ngành ngân hàng, ESG có mối quan hệ phi tuyến với lợi nhuận, trong khi với ngành hàng không, ESG giảm rủi ro nhưng tăng chi phí. Các báo cáo ESG, phổ biến tại các doanh nghiệp S&P 500, giúp nhà đầu tư đánh giá rủi ro và minh bạch hóa hoạt động kinh doanh.

Theo Bloomberg Intelligence, ESG không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yếu tố nền tảng trong chiến lược kinh doanh hiện đại, đảm bảo lợi ích tài chính dài hạn và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

ESG-1024x576

Hãng ô tô châu Âu có thể phải chi lớn để mua tín chỉ carbon từ đối thủ xe điện Trung Quốc

Từ năm 2025, EU yêu cầu khí thải trung bình từ xe mới không vượt quá 93,6 gram/km, với mức phạt 95 euro/xe cho mỗi gram vượt quá. Để tránh phạt, các hãng xe châu Âu đang tìm cách giảm giá xe điện, tăng doanh số hoặc mua tín chỉ carbon từ các đối thủ ít phát thải hơn, đặc biệt là các hãng xe điện Trung Quốc như BYD.

Tesla, với lợi thế chỉ sản xuất xe điện, đã kiếm hơn 2 tỉ USD từ việc bán tín chỉ carbon năm ngoái và dự kiến hợp tác với các hãng lớn như Stellantis, Toyota, Ford. Trong khi đó, Mercedes-Benz, VW và Renault gặp khó khăn trong việc đạt mục tiêu khí thải và phải cân nhắc hợp tác với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc.

Tuy nhiên, các thỏa thuận này gây tranh cãi vì có thể làm giảm sức cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô châu Âu, đặc biệt khi EU đang áp dụng thuế quan cao hơn với xe điện Trung Quốc. Các chuyên gia cảnh báo, việc hợp tác với Trung Quốc có thể làm tổn hại ngành công nghiệp nội địa, trong bối cảnh thị trường xe điện tại Đức và Pháp sụt giảm do cắt giảm trợ cấp.

Cuộc đối thoại chiến lược giữa EU và ngành ô tô sẽ diễn ra trong tháng này nhằm giải quyết các vấn đề khí thải và thúc đẩy thị trường xe điện.

khi-thai

Bình luận