Bản tin tài chính 11/5: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

(VOH) - Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; Trình chính phủ ban hành mức lương tối thiểu vùng trong tháng 5 ...là những tin đáng chú ý sáng nay.
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Đến nay, khu vực kinh tế FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng như dầu khí, công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

Các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu từ nguyên liệu thô, khoáng sản sang công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao; xuất siêu của các doanh nghiệp FDI không những bù đắp nhập siêu của doanh nghiệp trong nước, mà còn góp phần cân đối cán cân thương mại quốc tế.

Khu vực doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho 4,6 triệu người, chiếm hơn 7% tổng số lao động của nước ta và hàng triệu lao động gián tiếp khác...

Trình chính phủ ban hành mức lương tối thiểu vùng trong tháng 5
Trình chính phủ ban hành mức lương tối thiểu vùng trong tháng 5

Trình chính phủ ban hành mức lương tối thiểu vùng trong tháng 5

Trong nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ mới diễn ra, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - thương binh và xã hội thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động và các chính sách đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, người lao động.

Khẩn trương trình Chính phủ ban hành nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong tháng 5/2022.

Ngân hàng trái phiếu tăng mạnh

Theo Hiệp hội Trái phiếu, trong tháng 4 không có đợt phát hành TPDN (trái phiếu doanh nghiệp) ra công chúng và có 23 đợt phát hành TPDN(trái phiếu doanh nghiệp)  riêng lẻ với tổng giá trị phát hành 16.472 tỉ đồng. Như vậy, số đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trong tháng 4 tăng 13 đợt với khối lượng hơn 14.342 tỉ đồng, gấp 7 lần so với con số phát hành hồi tháng 3.

Phần lớn doanh nghiệp phát hành trong tháng 4 đến từ các ngân hàng thương mại với 14.940 tỉ đồng, chiếm 90,7% tổng giá trị phát hành. Trong nhóm này, Ngân hàng TMCP Quân Đội phát hành nhiều nhất với 4.600 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đứng sau ở mức 2.500 tỉ đồng, kỳ hạn 3 năm.

Ngoài ra, doanh nghiệp thuộc các nhóm năng lượng, vận tải, sản xuất và tài chính cũng phát hành trái phiếu riêng lẻ trong tháng nhưng khối lượng chỉ chiếm chưa tới 10% tổng giá trị phát hành. Nhóm doanh nghiệp bất động sản gần như không thấy xuất hiện đợt phát hành nào trong tháng 4.

* Nội dung được phát sóng trong  “Nhịp Sống Sài Gòn”  kênh Giao Thông Đô Thị - VOH FM 95.6MHz

Tổng đài giao thông: 028.3822.1188

Fanpage: https://www.facebook.com/Nhip.song.Sai.Gon.95.6Mhz/

Bình luận