Lượng bông Việt Nam nhập từ Mỹ chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu của Mỹ và là quốc gia nhập bông Mỹ nhiều nhất thế giới. Bông Mỹ là một trong những sự lựa chọn có đóng góp rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu mở rộng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc.
Mục tiêu đặt ra của toàn ngành dệt may Việt Nam năm nay là xuất khẩu 40 tỉ đô la, nhưng do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên xuất khẩu chỉ đạt khoảng 32-33 đô la Mỹ. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nói rằng, chưa bao giờ ngành dệt may Việt Nam chịu áp lực và thay đổi kế hoạch liên tục như năm nay. Hàng loạt mặt hàng cuối quý 1, đầu quý 2 đều giảm như: veston, sơ mi nam, các mặt hàng nữ cao cấp giảm rất mạnh, giảm từ 70-80% so với kế hoạch đặt ra. Đối diện với thách thức này, ngành dệt may Việt Nam đã thay đổi phương thức bán hàng, cách tiếp cận thị trường, chấp nhận cách thức bán hàng mới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các doanh nghiệp dệt may bán hàng bằng phương thức online. “Chưa bao giờ, các doanh nghiệp của chúng ta bán hàng trên mạng WeChat, đàm phán, trao đổi mẫu và đưa ra giá trên WeChat. Nhưng chính thách thức này cho chúng ta những bài học trong phương thức của thị trường và áp lực của thị trường", ông Giang nói.
Ngành dệt may chịu áp lực về khả năng cạnh tranh với ngành sợi của các cường quốc về công nghiệp dệt may Việt Nam như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Trong bối cảnh sự luân chuyển và thách thức của dòng sợi, đặc biệt là các dòng sợi pha, cotton 100%, những nhà máy có đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, có tầm nhìn trong chiếc lược vẫn giữ được thị phần, chỉ có một số dòng sợi, xơ, sợi tổng hợp… bị thách thức. Các sản phẩm liên quan đến cotton thì Việt Nam vẫn giữ được thị trường.
Tuy nhiên, khoảng 2 tuần trở lại đây, ngành sợi bắt đầu có những dấu hiệu cực kỳ tốt. Khẩu trang vải vẫn có thị phần nhất định. Nhiều doanh nghiệp vẫn bán khẩu trang vải rất tốt. Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tìm ra ngách riêng để phát triển. Riêng ngành dệt may năm nay giảm khoảng 17,5%. Ông Giang tin tưởng, tháng 11, 12 này, khi chuyển dịch thị trường tăng thì ngành dệt may sẽ có sự tăng trưởng rất lớn và định hình về chuỗi cung ứng. Trong thảm họa này, các nhà cung cấp của chúng ta có tầm nhìn xa hơn.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực, đây là lực hút rất lớn với các nhà xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu của Mỹ luôn đặt Việt Nam là thị trường trọng tâm xuất khẩu bông của Mỹ. Từng 2 lần tham quan các nhà máy bông Mỹ, ông Vũ Đức Giang cho hay, nhận thức của các nhà kéo sợi của Việt Nam với sản phẩm bông Mỹ có sự khác biệt cực kỳ lớn. Tỉ trọng hàng năm bông Mỹ vào thị trường Việt Nam đều tăng. Tổng nhu cầu nhập khẩu bông của Việt Nam, thì bông Mỹ chiếm trên 50%. Hiện sản phẩm xơ tái tạo cũng đang có mặt trên thị trường. Đây cũng là thách thức đối với sản phẩm bông Mỹ trong tương lai. Ông Giang cho biết mới đây, ông mặc một chiếc áo vest của một nhà sản xuất Đài Loan, thành phần là xơ tái tạo với 100% vỏ chai nước suối và bã cà phê với giá 1.800 đô la Mỹ. Áo rất nhẹ, không nhàu mà rất mát. Từ đó cho thấy, thế giới phát triển rất nhanh, ngành bông phải làm sao thích ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. “Bông Mỹ được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn do có chất lượng tương đối ổn định. Giá thì theo giá thị trường. Bản thân các nhà sản xuất bông Mỹ luôn luôn lắng nghe những ý kiến, quan điểm của các nhà sản xuất sợi của Việt Nam. Đó là trả lời câu hỏi tại sao bông Mỹ chiếm tỉ trọng lớn vào ngành kéo sợi của Việt Nam. Tư duy về phương pháp của Hiệp hội bông Mỹ về việc hàng năm Hiệp hội Bông Mỹ tổ chức các nhà máy sợi trong khu vực đi tham quan lẫn nhau ở khu vực châu Á, Đó là cách làm của bông Mỹ để tạo ra việc chia sẻ về công nghệ, quản trị và phương pháp tiếp cận các sản phẩm sợi của các nước khác nhau, đó là cách làm của Hiệp hội Bông Mỹ đối với các nhà kéo sợi của Việt Nam mà chưa có hiệp hội nào trên thế giới làm được như Hiệp hội bông Mỹ”, ông Vũ Đức Giang nhận định.
Chia sẻ về ngành bông Mỹ, ông Võ Mạnh Hùng, Trưởng đại diện Hiệp hội Bông Mỹ tại Việt Nam cho hay, Mỹ là quốc gia sản xuất bông lớn thứ 5 trên thế giới. Mỗi năm, nước này sản xuất gần 4 triệu tấn bông. Trong đó, ngành bông Mỹ được hình thành từ 18 ngàn nông hộ cá thể. Tuy là nước sản xuất đứng thứ 3 trên thế giới, thế nhưng Mỹ là nước xuất khẩu bông hàng đầu thế giới. Mỗi năm, nước này xuất khẩu 3,3 triệu tấn bông ra thế giới, chiếm tỉ trọng khoảng 30-35%.
Trong khoảng 10-15 năm qua, ngành kéo sợi Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, từ vài triệu cọc sợi đến nay chúng ta đã có khoảng 10 triệu cọc sợi. Số lượng bông nguyên liệu cũng như xơ sợi sản xuất ra cũng tăng. Từ chỗ tiệu thụ 300-400 ngàn tấn bông thì đến năm 2019, lượng bông tiêu thụ của Việt Nam đã là 1,5 triệu tấn. Việt Nam là nước tiêu thụ bông lớn thứ 6 trên thế giới và là nước nhập khẩu bông lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2019, lượng bông Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam chiếm khoảng 60%, ở mức 800 ngàn tấn.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, đến tháng 7/2020, đã có gần 600 ngàn tấn bông Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam. Trong tình hình càng khó khăn phức tạp thì bông Mỹ lại hoạt động càng tốt hơn. Nguyên do là bởi khi thị trường càng khó khăn, người mua sợi đặt ra yêu cầu càng khắt khe hơn về chất lượng, lúc đó những nhà kéo sợi tập trung mua những nguồn nguyên liệu và bông Mỹ đáp ứng được yêu cầu đó. Đó là lý do tại sao từ đầu năm đến nay, bông Mỹ đã chiếm thị phần đến 65% thị phần ở Việt Nam.
“Bông Mỹ lúc nào cũng được sản xuất ở mức độ bền vững, tôi có thể nói là cao nhất thế giới, lý do tại sao. Bông không phải là được sản xuất ở Mỹ, không phải được xem là hàng công nghiệp mà nó còn là mặt hàng lương thực. Khi cây bông tác hạt ra thì hạt đó được đưa đến các nhà máy ép lấy dầu, dầu đó được sử dụng trong thực phẩm. Bã của hạt bông sau đó sẽ sử dụng cho chăn nuôi. Bởi vậy cây bông bên Mỹ được trồng với tiêu chuẩn rất cao”, ông Võ Mạnh Hùng khẳng định.
Bông Mỹ là một trong những sự lựa chọn có đóng góp rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu mở rộng ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. 100% sợi bông Mỹ được kiểm soát gắt gao về tiêu chuẩn chất lượng. Trong mùa dịch này, nhu cầu nhập khẩu bông Mỹ đã không ngừng gia tăng.
Xem thêm: