Các ví điện tử tại Việt Nam đang “giữ” trên 3.300 tỷ đồng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, toàn thị trường có 120 triệu ví điện tử. Trong đó 47 triệu ví đã kích hoạt và 29 triệu ví đang hoạt động.
Tổng giá trị giao dịch tính đến hết quý 3/2022 khoảng 937.000 tỷ đồng. Qua đó có thể thấy người dân sử dụng ví điện tử nhiều hơn và qua đó cũng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Xem thêm: 5 thách thức triển khai thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa
Với dịch vụ Mobile Money, tổng giá trị giao dịch tính đến hết quý 3/2022 là 929 tỷ đồng, bao gồm cả nạp tiền, rút tiền, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, chuyển tiền. Trong đó giao dịch chuyển tiền chiếm giá trị cao nhất với 586 tỷ đồng.
Cũng theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, năm 2022 thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, 11 tháng năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt tăng gấn 86% về số lượng và gần 32% về giá trị. Trong đó giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng hơn 89% và gần 41%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng hơn 116% và hơn 92%.
Ví điện tử, có tên gọi khác là ví số, là một tài khoản online dùng để thanh toán các giao dịch trực tuyến phổ biến hiện nay. Tài khoản của ví điện tử có thể lưu trữ tất cả thông tin cá nhân của người dùng, thậm chí còn liên kết cả tài khoản ngân hàng để tiến hành giao dịch nhanh chóng hơn. Chỉ cần người dùng sở hữu điện thoại thông minh hay laptop, mạng wifi và tài khoản thì có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng dù bất kỳ nơi nào. Một số ví điện tử phổ biến hiện nay tại Việt Nam là Zalo Pay, Momo, Mobivi, AirPay... |