Tiêu điểm: Nhân Humanity

Doanh nghiệp tìm cách vượt khó khăn

(VOH) - Vì dịch COVID-19, một số công ty may tập trung vào việc sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế để cầm cự, số khác phải thu hẹp quy mô sản xuất, giảm khoảng 15-20% nhân sự…

Thông tin được nêu tại tọa đàm trực tuyến “Giải pháp quản trị nhân sự trong và hậu mùa dịch” do Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Hội Doanh nhân trẻ TPHCM diễn ra ngày 24/4.

Các khách mời tham gia tọa đàm trực tuyến “Giải pháp quản trị nhân sự trong và hậu mùa dịch”. 

Các khách mời tham gia tọa đàm trực tuyến “Giải pháp quản trị nhân sự trong và hậu mùa dịch”. 

Thông tin tại buổi tọa đàm, ngành dệt may đang kỳ vọng vào các thị trường EU, Mỹ sẽ hồi phục được vào cuối tháng 9 hoặc cuối năm nay. Riêng thị trường Nhật Bản sẽ kiểm soát được tình hình dịch bệnh vào tháng 7, và đó cũng là thời điểm các doanh nghiệp trong ngành quay trở lại với hoạt động sản xuất chủ lực của mình, cuối tháng 7, đầu tháng 8.  Ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, Tổng giám đốc Công ty Viet Thang Jeans, cho biết, hiện nay Viet Thang Jeans vẫn cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, tuy nhiên, doanh nghiệp áp dụng cho một ca nghỉ, một ca làm, luân phiên nhau.

Để giữ chân người lao động trong khó khăn này, khoảng 50% doanh nghiệp dệt may trong hội chuyển hướng sang sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ lao động. Mục đích chính là chỉ để giải quyết tình trạng người lao động đang không có việc làm hiện nay. Mặt khác, doanh nghiệp cũng đầu tư công nghệ theo hướng công nghiệp 4.0, tuy nhiên hoạt động ngành này cũng phải sử dụng nhiều công nghệ truyền thống cần lao động. Do đó, nếu lao động nghỉ 20-30% thì năng suất doanh nghiệp sẽ bị giảm khoảng 50-60%.

Ông Phạm Văn Việt nhìn nhận, với thực trạng dây chuyền sản xuất chạy trong 10 ngày mỗi tháng và mỗi ngày chỉ làm 6-7 giờ, thu nhập của người lao động chỉ còn khoảng 60% so với bình thường, dù doanh nghiệp đã nỗ lực hết sức. Trên thực tế, các đơn hàng khẩu trang chỉ để tạo công việc cho công nhân trong ngắn hạn để vượt qua giai đoạn khó khăn này:

“Khả năng phục hồi khó, dự báo khoảng tháng 3-4, Trung Quốc mới có thể kiểm soát được. Do đó chúng tôi mới chuyển hướng sang lấy nguyên liệu chỗ khác, qua đó cũng giải quyết tạm thời cơ bản một số nguyên liệu. Chúng tôi lại bị đầu ra, đầu ra vô cùng quan trọng. Bắt đầu từ tháng 3, đầu tiên là EU thông báo ngưng nhập hàng. Có những đơn hàng thông báo bị hủy, ngưng nhập hàng trong vòng 30 ngày, và Mỹ tuyên bố ngưng nhập hàng sau 3 tuần. Khi chuẩn bị nguyên phụ liệu có rồi, chúng tôi bị đầu ra khoảng 70-80%. Chỉ còn lại thị trường Mỹ và EU chiếm khoảng 60-70%, còn lại thị trường là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN cũng ít. Các doanh nghiệp vẫn có nguyên phụ liệu sản xuất đến hết tháng 3. Như công ty chúng tôi là hết tháng 5. Hiện nay chúng tôi đang còn sản xuất nhưng sản xuất với số lượng hàng đang để tồn kho”.

Về giải pháp nhân sự trong tình hình này, bà Tiêu Yến Trinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Talentnet cho rằng, việc xây dựng kịch bản về nhân sự đóng vai trò rất quan trọng, có thể phải chia ra thành các phân đoạn chi tiết. Nếu doanh nghiệp đã bị thua lỗ thì cần cắt hết chi phí vận hành trước. Nếu lỗ từ 70% trở lên thì cần cắt các khoản phúc lợi, đầu tư của công ty. Khi thua lỗ nhiều quá thì cần thực hiện các chính sách linh hoạt về lương, phúc lợi và công việc của người lao động. Giải pháp cuối cùng có thể tính đến là tạm thời cho người lao động nghỉ ở nhà trong vài tháng không hưởng lương.

“Doanh nghiệp nên có các kịch bản cụ thể như vậy, và câu chuyện này là nguy cơ nhưng là cơ hội, chia sẻ bức tranh lớn cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp thì nhân viên họ cảm nhận được sự nỗ lực của tổ chức trong những khó khăn, thì sẽ có những nhân viên tự nguyện không nhận lương… Đây là một sự sâu sắc, kết nối doanh nghiệp rất lớn nếu biết cách chia sẻ câu chuyện của doanh nghiệp cho nhân viên của mình, coi họ là người đồng hành với doanh nghiệp”. - bà Tiêu Yến Trinh cho biết. 

Trong khi đó, về vấn đề lao động, Luật sư Trần Ngọc Thích cho rằng trước những khó khăn do Covid-19 gây ra cho nền kinh tế, Chính phủ và các địa phương cũng có các chính sách kịp thời về hỗ trợ người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn không thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, thì có những hướng dẫn khi người lao động bị buộc phải ngừng việc. 

“Chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn. Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Cụ thể, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch (nhưng không quá 3 tháng). Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch (nhưng tối đa không quá 3 tháng)." -  Luật sư Trần Ngọc Thích nói. 

Giá vàng hôm nay 25/4/2020: Trụ vững mức cao nhất trong tuần – Giá vàng thế giới ngày 25/4 đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần, hiện giao dịch ở mức 1.729,50 - 1.730,50 USD/ounce, trong khi trong nước đang treo ngưỡng 48,5 triệu đồng/lượng.

 

Tiếp tục xuất khẩu các lô hàng gạo đã đưa vào cửa khẩu - Sẽ mở tờ khai đăng ký xuất khẩu gạo đối với những lô hàng gạo đã đưa vào cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế từ 24/3/2020 nhưng chưa đăng ký được tờ khai hải quan.
Bình luận