Hơn 46% doanh nghiệp hoàn thành kê khai và đang kê khai tổng điều tra kinh tế

(VOH) - Theo báo cáo của Cục Thống kê Thành phố, tính đến ngày 14/4, số doanh nghiệp đã hoàn thành kê khai và đang kê khai so với tổng số doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu đạt hơn 46%.

Tại cuộc họp nghe báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 trên địa bàn thành phố do Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh - Võ Văn Hoan chủ trì diễn ra sáng nay 16/4, theo báo cáo của Cục Thống kê Thành phố, tính đến ngày 14/4, số doanh nghiệp đã hoàn thành kê khai và đang kê khai so với tổng số doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu đạt hơn 46%.

Đối với đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, tỷ lệ cơ sở đã hoàn thành kê khai đạt gần 85%... Về kinh phí, lãnh đạo Cục Thống kê cho biết, tổng điều tra kinh tế cách đây 4 năm đã chi khoảng 4.500 tỷ đồng, nhưng năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu và duyệt chỉ chi khoảng 600 tỷ đồng.

tổng điều tra kinh tế, doanh nghiệp, ngày 16 tháng 4 năm 2021
Tại cuộc họp báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 trên địa bàn TPHCM

Tại cuộc họp báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

“Sự phối hợp của ban chỉ đạo quận, huyện rất chặt chẽ, chúng ta được phân công tổng điều tra hơn 200 doanh nghiệp, thông thường hằng năm chúng ta phấn đấu từ 80%", ông Huỳnh Văn Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê TPHCM đánh giá.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Võ Văn Hoan yêu cầu cần xem việc tổng điều tra kinh tế và các đơn vị hành chính của Thành phố là một trong những nhiệm vụ để điều hành kinh tế vĩ mô. Theo ông Hoan, điều tra kinh tế để biết quy mô của doanh nghiệp hiện nay như thế nào, sau 5 năm có lớn mạnh về quy mô hay không, về sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành của doanh nghiệp như thế nào, cơ cấu ra sao…Phó Chủ tịch UBND Thành phố - Võ Văn Hoan khẳng định, tất cả việc làm này trước hết phục vụ cho doanh nghiệp, sau đó mới phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô của cả nước: “Về phía Nhà nước, về phía các cơ quan hành chính, chính quyền địa phương, chúng ta xem đây là một cơ hội để đánh giá thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn; Xây dựng phương án phát triển các ngành, các lĩnh vực cho địa phương, nhưng chúng ta dường như không có cơ sở thực tiễn hiện nay trên từng địa bàn của mình. Qua tổng điều tra, chúng ta xây dựng lại cơ cấu tổng sản phẩm nội địa của cả nước, của thành phố, xưa nay tính vậy đúng chưa, có bỏ lọt sót cái gì hay không”.

Bình luận