Cả 3 triển lãm diễn ra từ 11/10-13/10/2018.
Đây là lần thứ 12 “Metalex Vietnam 2018” được tổ chức ở Việt nam, hứa hẹn đem đến cho thị trường một nền tảng toàn diện giúp kết nối các đơn vị trưng bày và khách tham quan.
Metalex Vietnam 2018 hội tụ hơn 500 thương hiệu đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ chuyên ngành công nghiệp sản xuất và các ngành phụ trợ trưng bày những máy móc tiên tiến để phát triển ngành gia công kim loại.
Lễ Khai mạc 3 Triển lãm..
Ngoài ra, còn có Triển lãm “NEPCON Vietnam 2018” (lần thứ 11) và triển lãm Công nghiệp hỗ trợ- “ Supporting Industrty Show 2018” do Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật bản - Jetro phối hợp cùng Reed Tradex và Metalex Việt Nam tổ chức.
Hai triển lãm này mang đến công nghệ và giải pháp cho ngành công nghiệp lắp ráp điện tử, gia công kim loại và các thiết bị công nghiệp chất lượng cao từ trên 200 nhà cung cấp công nghệ đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Một gian hàng tại triển lãm.
Ông Takimoto Koji - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản tại TPHCM -Jetro- cho biết, hiện có gần 2500 công ty Nhật hoạt động tại Việt Nam hơn một nữa trong số đó hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất.
Trong năm 2017, tỷ lệ mua hàng trong nước của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam chỉ vào khoảng 33 %. Vì vậy, tại “Supporting Industrty Show 2018” có 29 đơn vị là nhà sản xuất Nhật Bản trong đó có 18 đơn vị là nhà sản xuất tên tuổi, các doanh nghiệp Nhật sẽ trưng bày các sản phẩm và phụ tùng mà họ muốn mua.
“Chúng tôi hy vọng, khách tham quan có thể tìm hiểu nhu cầu của người mua và tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho mình” ông Koji nói. Ngoài ra tại “ Supporting Industrty Show 2018” cũng có 30 nhà cung cấp Việt Nam.
Ông Takeshi-Tổng Giám đốc và ông Bùi Xuân Hải-Chủ tịch công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Hà Sơn giới thiệu gian hàng tại Nepcon Vietnam 2018.
Ông Nguyễn Phương Đông-Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết đây là hội chợ triển lãm quy mô, là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm kiếm các nhà cung cấp, đối tác, các nhu cầu cần thiết để tiếp cận và có cái nhìn trong xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
“Những doanh nghiệp tham gia hội chợ lần này, tôi đánh giá rất là cao, đến từ những quốc gia có nền công nghiệp phát triển, do đó doanh nghiệp chúng ta cần tận dụng cơ hội để mà tiếp cận” Ông Đông nói.
Dãy gian hàng của các doanh nghiệp Nhật là nhà mua hàng
Tại lễ khai mạc triển lãm, bà Ureerat Ratanaprukse Tổng lãnh sự Thái Lan tại TPHCM cho biết: Thái Lan đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ 10 đổ vốn vào thị trường Việt Nam. Tỷ lệ đầu tư vẫn không ngừng tăng và ước tính thương mại hai chiều giữa 2 nước đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2020. Ông Phạm Thiết Hòa - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư ( ITPC) - cho biết TPHCM có gần 11.000 doanh nghiệp hoạt động trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu (Cơ khí; Điện tử - Công nghệ thông tin; Hóa chất – Nhựa- Cao su; Chế biến tinh lương thực thực phẩm). Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành giai đoạn từ 2011 đến nay là hơn 17% / năm. Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống (Dệt-May và Da-Giày) là 65,6% và đến năm 2025 là 70%. Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động rất lớn đến công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp hỗ trợ, cụ thể sẽ tạo ra sự thay đổi toàn diện về cách thức sản xuất, mô hình kinh doanh, hạ tầng IT, chế tạo và qui trình tạo ra giá trị như các ngành phục vụ ô tô điện, ô tô tự hành, linh phụ kiện được in từ công nghệ 3D… Quan trọng hơn là việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào các ngành công nghiệp. Đó là cơ hội phát triển và cũng là thách thức của các doanh nghiệp |