Chương trình thu hút gần 300 doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp và các chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, marketing online…
Theo ông Trương Văn Quý, Giám đốc Công ty chuyên đào tạo về Digital Marketing EQVN, thương mại điện tử tại Việt Nam đang trong giai đoạn cực kỳ sôi động.
Ông Trương Văn Quý – Giám đốc Công ty CP phát triển công nghệ và Truyền thông EQVN chia sẻ kinh nghiệm để các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thương mại điện tử.
Cụ thể, chỉ tính riêng năm 2018, doanh thu kinh doanh online tăng hơn gấp đôi so với hình thức kinh doanh bán lẻ truyền thống, từ mức 5.700 tỷ tăng lên 12.500 tỷ. Tại Việt Nam hiện có hơn 70 triệu lượt người sử dụng Internet, hầu hết mọi người đều sử dụng mạng xã hội, tập trung ở lứa tuổi từ 18 – 50, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh doanh trên nền tảng số.
Song song đó, cả nước hiện có 140 triệu thuê bao thiết bị di động phát sinh cước internet mỗi tháng. Khi thương mại điện tử phát triển, điện thoại di động trở thành phương tiện thường xuyên của người tiêu dùng kéo theo sự thay đổi thói quen và nhu cầu thanh toán trong ngành tài chính tiền tệ, cũng như các giao dịch không dùng tiền mặt hoặc thông qua các ví điện tử như MoMo, Grab Pay, Paypal…
Có thể thấy, giao dịch thương mại điện tử có chi phí rẻ và độ chính xác cao, điều này tạo ra sức cạnh tranh lớn giữa các đối tác, các công ty và cá nhân kinh doanh tham gia vào thị trường…
Trên thị trường trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có sự đầu tư nghiêm túc vào thương mại điện tử và đạt được thành công, trong đó phải kể đến như: Thế giới di động, FPT Shop, Sen đỏ…
Song song với những cơ hội nói trên, thương mại điện tử vẫn là thách thức với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đầu tiên phải kể đến là nhóm đối tượng khách hàng của ngành này chủ yếu là giới trẻ – những người sớm tiếp cận với công nghệ. Trong khi nhóm người có thu nhập cao chủ yếu là những người trung niên, có thói quen với hình thức mua hàng truyền thống. Họ là nhóm người khó thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ mới.
Thứ hai là những rủi ro đối với khách hàng khi mua hàng hoá không đúng với chất lượng được công bố trên các website đã khiến không ít người tiêu dùng lo ngại khi mua hàng online.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng gặp không ít khó khăn trong vấn đề quản lý bởi thương mại điện tử còn khá mới mẻ.
Mới đây nhất - trong tháng 3 vừa qua, Amazon – Tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu của Mỹ cũng đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam. Do vậy, việc ứng dụng thương mại điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực, từ việc đầu tư công nghệ cho đến chất lượng nguồn nhân lực.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, với thói quen tiêu dùng hiện nay, người tiêu dùng sẽ xem xét sản phẩm online trước khi quyết định đến xem hàng và mua hàng. Kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử đang bước sang một kỷ nguyên mới với nhiều thời cơ và thách thức mới.
Nếu doanh nghiệp hay cá nhân không thích nghi có thể bị loại khỏi “cuộc chơi” ngay trên sân nhà. Vì thế ứng dụng thương mại điện tử vào doanh nghiệp thời công nghệ 4.0 là vấn đề cần thiết. Trong đó, cần sự đầu tư đúng mức về nhân lực và công nghệ sẽ tạo được một lợi thế so sánh khi tham gia thị trường thương mại điện tử.
Giá cả thị trường hôm nay 10/11/2019: Khổ qua 9.000 đồng/kg - Khổ qua được bán với giá từ 9.000 đồng/kg tại chợ Tam Bình (quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh):
Giá heo hơi hôm nay 10/11/2019: Tăng từng ngày, cao kỷ lục - Giá heo tại các tỉnh thành tăng nhanh từng ngày, đạt mức cao kỷ lục trong hơn 3 năm qua.