Mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ đô la Mỹ, tăng từ 10% đến 12% so với năm 2018, trong đó các hàng mặt chính như tôm ước đạt 4,2 tỷ đô la Mỹ, cá tra 2,3 tỷ đô la Mỹ và hải sản 3,5 tỷ đô la Mỹ.
Để đạt mục tiêu này, ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho rằng ngành thuỷ sản cần vượt qua một số khó khăn như chủ động nguồn nguyên liệu, kiểm soát đồng bộ quá trình sản xuất nguyên liệu như chất lượng con giống, ứng phó các rào cản thương mại như thuế chống bán phá giá cá da trơn, thẻ vàng IUU của châu Âu, truyền thông bôi xấu hình ảnh tôm, cá tra ở thị trường châu Âu.
Đồng thời, tăng sức cạnh tranh, giảm giá thành tôm nguyên liệu, giảm giá các yếu tố đầu vào, giải quyết vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản và 4 loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi, tăng xuất khẩu tôm vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Úc, ứng phó, xử lý về lây nhiễm hóa chất, kháng sinh, tạp chất, tận dụng hiệp định thương mại tự do Việt Nam và châu Âu, củng cố, mở rộng các loại hình chứng nhận quốc tế, tạo niểm tin cho người tiêu dùng ở các thị trường...
Năm 2018, ngành thủy sản đạt giá trị xuất khẩu thủy sản gần 9 tỷ đô la Mỹ, tăng 6% so cùng kỳ năm 2017. Các thị trường nhập khẩu thủy sản chính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc...