Theo PGS.TS Đỗ Văn Đại - Trọng tài viên, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), dịch bệnh Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là du lịch, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp bị đình hoạt động, không thể sản xuất được và dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến giao lưu thương mại.
Ngược lại cũng có những doanh nghiệp chiếm ưu thế trong dịch bệnh lần này, ví dụ như các doanh nghiệp về y tế hay các doanh nghiệp về hoạt động trực tuyến. Rõ ràng từ sự cần thiết của các sản phẩm y tế cũng như tâm lý hạn chế các hoạt động tiếp xúc trực tiếp trong mùa dịch, các doanh nghiệp trên cần phải cố gắng tận dụng cơ hội để hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi ích.
PGS.TS Đỗ Văn Đại
Xét về mặt pháp lý thì bản thân dịch này không phải là sự kiện bất khả kháng bởi vì một trong những yếu tố của bất khả kháng là “không thể thực hiện được”. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, khi dịch bùng phát nếu cơ quan công quyền đã đưa ra lệnh không cho hoạt động thì lệnh này trở thành bất khả kháng.
Lệnh dừng các hoạt động là một yếu tố khách quan và cũng không thể lường trước được do đây là quyết định của Cơ quan nhà nước khi có dịch bệnh xảy ra, nó làm cho giao dịch không thể thực hiện được.
Trường hợp này, chúng ta phải lưu ý các hệ quả của sự kiện bất khả kháng xuất phát từ lệnh cấm. Trong trường hợp có xảy ra thiệt hại thì về nguyên tắc, người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, luật cũng cho phép trong trường hợp này các bên có thể thỏa thuận lại. Do đó tùy theo quan hệ giữa các bên, khi xảy ra thiệt hại xuất phát từ lệnh cấm đó, thì các bên hoàn toàn có thể cùng chia sẻ rủi ro.
Trong quan hệ hợp đồng, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng xuất phát từ lệnh cấm trên, chúng ta phải đặt ra trường hợp: nếu lệnh này làm cho hợp đồng vĩnh viễn không thể thực hiện được thì hợp đồng có buộc phải chấm dứt hay không? Chẳng hạn các bên thỏa thuận chuyển hàng vào đúng ngày giờ cụ thể cho một sự kiện, nhưng lệnh cấm lại không cho phép chuyển hàng, thì hợp đồng này phải chấm dứt.
Nếu các bên lựa chọn vận chuyển hàng hóa đến một địa điểm không quá quan trọng về mặt thời gian, có thể kéo dài 1-2 tuần thì hợp đồng đó chưa chắc đã chấm dứt mà có thể kéo dài trong thời gian của hợp đồng ấy. Sau lệnh cấm, các bên có thể tiếp tục giao dịch.
Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Đại, các doanh nghiệp cần phải lưu ý rằng ở góc độ pháp lý, Bộ luật dân sự Việt Nam đưa ra khái niệm bất khả kháng dựa vào 3 yếu tố: yếu tố khách quan, không lường trước được và không thể thực hiện được. Luật không nói rõ là các bên có được quyền thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng này không.
Tuy nhiên, do không cấm nên các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận được và theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận về điều kiện để cho rằng có sự kiện bất khả kháng.
Cập nhật dịch Covid-19 ngày 15/2: Có thêm 139 người tử vong - Trong ngày 14/2, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) báo cáo có thêm 2.420 trường hợp nhiễm mới và 139 trường hợp tử vong do virus Corona.
Nhật Bản: Trường hợp tử vong do COVID-19 không đi ra nước ngoài - Sau khi ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do COVID-19, Nhật Bản đẩy mạnh hơn nữa những nỗ lực khống chế dịch bệnh và xem xét phương án đối phó.