Quốc hội đầu tư mạnh cho các dự án, công trình phát triển ngành logistics

VOH - Với mức tăng trưởng GDP đầu người năm 2022 là 4.100 đôla Mỹ, Việt Nam đang vươn mình trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn ở Châu Á.

Hội nghị “Logistic Việt Nam – Con đường phía trước” diễn ra sáng 5/10 tại TPHCM thu hút hơn 300 lãnh đạo quản lý nhà nước, các chuyên gia, doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics.

Quốc hội đầu tư mạnh cho các dự án, công trình phát triển ngành logistics 1
Hội nghị thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước và nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực logistics - Ảnh: Ngọc Thư

Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, tính đến 20/9/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt hơn 20 tỉ đô la Mỹ, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2022. Theo công ty kiểm toán quốc tế PwC (PricewaterhouseCoopers), Việt Nam là quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng và đang chi khoảng 5,7% GDP cho lĩnh vực này.

Bà Phạm Thị Bích Huệ - sáng lập & Chủ tịch Công ty Western Pacific chỉ ra điểm nghẽn cần phải khắc phục là chi phí logictics của Việt Nam so với khu vực rất cao, trong đó phí vận tải chiếm khoảng 30-40% tổng chi phí logictics, đó là con số rất lớn.

Năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hằng năm của ngành logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ đô la Mỹ/năm.

Doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh về số lượng. Đến nay, có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới hoạt động tại Việt Nam.

Ông Edwin Chee, Giám đốc điều hành Công ty SLP Việt Nam nhìn nhận: “Việt Nam trải qua những bước phát triển tích cực, được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng đang phát triển năng động. Yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi này là vai trò của các công ty trong việc tiếp nhận mạng lưới cung ứng, giải quyết những vấn đề phức tạp và thách thức.

Đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện với sự tham gia của cả khu vực công và tư với tư cách là nền tảng vận hành và phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và hậu cần hàng đầu với ít công nghệ hơn. Các giải pháp ở SLP Việt Nam sẽ hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp logictics Việt Nam”.

Quốc hội đầu tư mạnh cho các dự án, công trình phát triển ngành logistics 2
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Ngọc Thư

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, để đạt mục tiêu cắt giảm chi phí logistics, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics, cần tập trung vào một số vấn đề về cơ chế chính sách và dịch vụ logistics.

Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, bao quát toàn diện các dịch vụ logistics. Nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics...

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp" - 

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh, để ngành logistics phát triển, cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng. Nhiệm kỳ này, Quốc hội đã quyết nghị chi 2,87 triệu tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các công trình, dự án.

Trong 2 năm 2022–2023, có hơn 143.000 tỷ đồng của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư cho các dự công trình, dự án quan trọng.

Bình luận