Startup công nghệ với trách nhiệm cộng đồng trong mùa dịch

(VOH) - Ứng dụng Savyu sử dụng công nghệ và nhân lực hiện có tham gia dự án Việt Nam ơi, Cố lên! cung cấp suất ăn miễn phí cho người khó khăn do dịch Covid-19.

Dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh diễn biến ngày càng căng thẳng, từ ngày 09/7/2021, TP Hồ Chí Minh thực giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cũng là lúc nhiều cửa hàng, quán ăn phải tạm đóng cửa, điều đó đồng nghĩa với việc ứng dụng Savyu tạm thời dừng hoạt động.

Thay vì ngồi im chờ hết dịch, ứng dụng Savyu đã nảy ra ý tưởng dùng chính công nghệ và nhân lực sẵn có của mình để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn thông qua chương trình Việt Nam ơi, Cố lên!.

Đây là chương trình cung cấp suất ăn miễn phí mỗi ngày cho các y bác sĩ và lực lượng tuyến đầu chống dịch, người dân khó khăn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Chương trình hoạt động vì cộng đồng do Tổ chức FORM Foundation phối hợp cùng Công ty công nghệ Savyu (Ứng dụng Savyu) thực hiện.  

Anh Jerome Ly – Tổng giám đốc Savyu Việt Nam - Đồng sáng lập Dự án Việt Nam ơi, Cố lên! chia sẻ:Tuy không phải là người Việt Nam, nhưng tôi đã tin chọn và yêu quý mảnh đất này từ ngày đầu đến đây, hiện tại cả nước Việt Nam đang gồng mình chống dịch, là một công ty mà sản phẩm 100% được tạo nên từ người Việt, chúng tôi muốn dùng chính công nghệ, sức lực của mình để có thể góp phần giúp đỡ người dân Việt Nam. Người dân có thể gửi tặng các suất ăn đến tuyến đầu chống dịch và bà con khó khăn thì chỉ cần vào app Savyu và mua các suất ăn được bán trên đó. Đội ngũ chương trình Việt Nam ơi, Cố lên! sẽ tổng hợp và chế biến các món ăn. Trong 16 ngày đầu thực hiện chiến dịch, chúng tôi cung cấp hơn 31.000 suất ăn. Với công nghệ và nhân lực hiện có, chúng tôi đã cùng nhau xây dựng một quy trình khép kín từ bếp đến việc cung cấp suất ăn cho mọi người được đảm bảo an toàn, chất lượng.”

Startup công nghệ với trách nhiệm cộng đồng trong mùa dịch 1
Anh Jerome Ly (áo trắng, thứ 2 bên phải) cùng đồng đội chuẩn bị các suất ăn trưa

Giai đoạn 1 của dự án cung cấp các suất ăn miễn phí cho người cần được giúp đỡ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với sự hỗ trợ của đầu bếp và lực lượng tình nguyện viên ở bốn bếp ăn gồm: một nhà hàng Singapore, một nhà hàng Ấn Độ, một bếp ăn đạt chuẩn trường Mầm non Quốc tế và một bếp tình nguyện. Tất cả thành viên đều tự nguyện làm việc bằng tấm lòng trao đi.

Mỗi ngày Dự án cung cấp tối thiểu 2.000 suất ăn đến các y bác sĩ và lực lượng tuyến đầu chống dịch, những khu cách ly còn nhiều thiếu thốn.

Để ủng hộ, giúp đỡ những người khó khăn, người dùng chỉ cần:

- Tải Savyu app, Click vào Việt Nam ơi! Cố lên!

- Chọn mục Món mặn để ủng hộ lực lượng y bác sĩ tuyến đầu hoặc chọn mục Món chay ủng hộ cho bà con khó khăn theo từng combo với mức giá khác nhau: 170 ngàn đồng cho 10 phần món chay, 300 ngàn đồng cho 10 phần món mặn.

Người dùng có thể thanh toán bằng thẻ ATM, thẻ tín dụng, ví MoMo, hoặc điểm thưởng Savyu Dollars sẵn có trong tài khoản.  

Sau giai đoạn 1, chương trình Việt Nam ơi, Cố lên! sẽ thực hiện giai đoạn 2 và ứng dụng Savyu tiếp tục làm nhiệm vụ của mình, sử dụng công nghệ để hỗ trợ cho chương trình.

“Trong giai đoạn 2 của dự án, ứng dụng Savyu tiếp tục là trạm trung chuyển thông tin giúp các cô chú bán gánh hàng nhỏ xuất hiện trên ứng dụng này và tiếp cận được nhiều người hơn. Ngoài ra, những bữa ăn từ gánh hàng nhỏ sẽ tiếp tục phục vụ cho cộng đồng. Tôi kì vọng, trong giai đoạn 2 sẽ giúp được nhiều người hơn nữa”, anh Jerome Ly cho biết thêm.

Startup công nghệ với trách nhiệm cộng đồng trong mùa dịch 2
Giao dịch đặt món không tiếp xúc tại nhà hàng trước khi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Dịch Covid-19 tác động trực tiếp đến nhiều ngành nghề kinh doanh trong đó ngành F&B đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng. Rất nhiều nhà hàng và quán bar đã phải đóng cửa vì không chịu nổi áp lực. Một số khác thì cố gắng trụ lại với lượng khách hàng ít ỏi. Nhiều nhân viên nhà hàng cũng bị giảm lương. Trước những thách thức đó, Savyu không ngừng tìm kiếm các giải pháp công nghệ để giúp họ vượt qua khó khăn này.

Tháng 5/2021, khi thành phố chưa thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, với mong muốn hỗ trợ cho các cửa hàng kinh doanh nhỏ được hoạt động an toàn trong mùa dịch, ứng dụng Savyu thực hiện chương trình Đặt hàng không tiếp xúc.

Thông qua ứng dụng Savyu, khách hàng có thể tìm kiếm thực đơn, đặt món yêu thích và thanh toán bằng nhiều phương thức online khác nhau: ví MoMo, thẻ ATM, thẻ tín dụng hoặc điểm thưởng độc quyền trong hệ sinh thái gọi là Savyu Dollars.

Sau đó, nhân viên nhà hàng sẽ quét mã QR Savyu trên điện thoại của khách hàng và chuẩn bị món. Cả quá trình hoàn toàn không tiếp xúc, không dùng tiền mặt hay thẻ. Bằng cách này, khách hàng và nhân viên tránh chạm vào thực đơn của nhà hàng và hạn chế trao đổi tiền mặt - nơi tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus.

Tức với ứng dụng Savyu, khách sau khi đặt hàng online và đến quán lấy còn có thể ngồi ở nhà và đợi shipper giao đến.

Tổng giám đốc Jerome Ly cho biết: “Chúng tôi muốn bảo vệ người tiêu dùng, nhân viên tại nhà hàng, tất cả không cần chạm vào menu, tiền mặt hoặc trao đổi thẻ qua lại giữa nhân viên và người tiêu dùng để đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch hiện nay. Khi cuộc sống trở lại bình thường, chúng tôi tiếp tục thực hiện chương trình Đặt hàng không tiếp xúc trên app để dần hình thành thói quen giao dịch mua hàng không tiếp xúc cho người tiêu dùng.”

Khi cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới, khách hàng vẫn có thể giữ thói quen Đặt hàng không tiếp xúc tại các nhà hàng. Savyu tiếp tục cải thiện hệ thống và phát triển các tính năng dựa trên thói quen này như mua phiếu mua hàng online (voucher điện tử), và khách hàng chỉ việc cần cung cấp phiếu mua hàng này  khi sử dụng dịch vụ tại các cửa hàng trong hệ sinh thái của Savyu.

Thông qua ứng dụng, thay vì gọi đồ ăn mang về thì startup này khuyến khích đưa người dùng quay trở lại các nhà hàng, cửa hiệu để họ có thể tận hưởng không gian đẹp mắt tại các nhà hàng, cửa hàng và dành nhiều thời gian gắn bó bên gia đình, bạn bè nhằm thắt chặt tình đoàn kết sau chuỗi ngày giãn cách vì dịch Covid -19.

Ứng dụng siêu tích điểm Savyu ra đời vào tháng 6/2020, tuy là một tân binh lại hoạt động trong lĩnh vực không mới, nhưng ứng dụng Savyu lại mang nhiều cải tiến và tầm nhìn vượt trội. Savyu mang một sứ mệnh riêng biệt là giúp những cửa hàng kinh doanh truyền thống tiếp cận với công nghệ nhằm tiếp thị tốt hơn, bán hàng tốt hơn và cạnh tranh với các tập đoàn lớn hoặc với các gian hàng online trên hệ thống e-commerce đang dần chiếm lĩnh thị trường. Savyu là ứng dụng tích hợp để khách hàng có thể xem menu, đặt món, thanh toán và giao hàng (như các ứng dụng khác).

Tuy nhiên, với Savyu, khách hàng còn có thể ngay lập tức được tích điểm thưởng Savyu Dollars sau khi giao dịch và dùng thanh toán tại tất cả nhà hàng trong hệ thống. Khi điểm thưởng được dùng tại các cửa hàng trên, họ có thêm doanh thu từ khách hàng. Ngoài ra, Savyu còn giúp đỡ các cửa hàng kinh doanh khi phí dịch vụ thấp hơn 5 lần so với các đối thủ cạnh tranh.

Khi đặt hàng từ Savyu, khách hàng sẽ được hoàn tiền thưởng ngay lập tức vào tài khoản Savyu Dollar (1 Savyu Dollar = 1 VND) tối đa 50% cho đơn hàng của họ. Đây là một trong những cách giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Điểm thưởng này có thể được sử dụng thanh toán như tiền mặt tại hơn 150 cửa hàng thuộc hệ sinh thái Savyu.

Từ phiên bản dùng thử ra mắt đầu tháng 6/2020, Savyu đã thành công phát triển gần 30.000 người dùng tại TPHCM với hơn 16 tỷ đồng tổng giao dịch.

Savyu không chỉ dừng lại ở ứng dụng đặt đồ ăn và hoàn tiền cho khách hàng mà trong tương lai gần, ứng dụng Savyu sẽ gắn kết chặt chẽ giữa khách hàng và cửa hàng, hoặc các hoạt động với đối tác chiến lược (như thanh toán, bảo hiểm, di chuyển, cước dịch vụ…) mà người dùng có thể thực hiện nhanh chóng trên ứng dụng này.

Savyu hoạt động kinh doanh theo tiêu chí phát triển bền vững, nghĩa là những nhà đầu tư, đối tác, người dùng, tất cả đều có lợi. Savyu đặc biệt quan tâm đến sự phát triển cộng đồng, luôn khuyến khích các nhà hàng đối tác sử dụng các sản phẩm thân thiện, bảo vệ môi trường.

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, Savyu muốn sử dụng công nghệ sẵn có của mình thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xây dựng cuộc sống bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội đang cần chứ không đơn thuần là lợi nhuận mang về cho doanh nghiệp.