Thất thoát và lãng phí thực phẩm thời COVID-19

(VOH) - Tại Việt Nam, tỷ lệ thất thoát ở nhóm rau quả là cao nhất, chiếm khoảng 32% sản lượng, tương đương với khoảng 7,3 triệu tấn rau quả bị thất thoát mỗi năm.

Sáng 2/10, tại TPHCM, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn tổ chức hội nghị giới thiệu, hỗ trợ các công nghệ hỗ trợ giảm lãng phí thực phẩm và xử lý phụ phẩm trong sản xuất và chế biến thực phẩm. 

Thất thoát và lãng phí thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, đặc biệt trong thời điểm hiện tại với đại dịch Covid-19. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy một phần ba lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người trên toàn cầu bị thất thoát hoặc lãng phí. Đây là một tổn thất to lớn trong tình trạng đói ăn nghiêm trọng có thể tăng gấp đôi trong năm nay của thế giới do Covid-19 góp phần gây ra.

Theo đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam  - Kim Hojlund Christensen - từ năm 2010, Đan Mạch xem việc ngăn ngừa thất thoát và lãng phí thực phẩm là ưu tiên quốc gia. Vì tất cả các nguồn lực tự nhiên đã bị lãng phí một cách không thể chấp nhận được, gây áp lực không cần thiết lên trái đất của chúng ta: “Các chuyên gia Đan Mạch sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng sáng tạo và công nghệ tiên tiến đã được được trong 10 năm qua để truyền cảm hứng không chỉ cho các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm ở Việt Nam mà còn cho người tiêu dùng trong nước. Tôi hy vọng rằng chiến dịch này sẽ giúp nâng cao nhận thức và làm nổi bật tầm quan trọng sống còn của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm có trách nhiệm trong việc hướng tới xây dựng một thế giới bền vững và thịnh vượng cho tất cả mọi người”.

Tại Việt Nam, tỷ lệ thất thoát ở nhóm rau quả là cao nhất. Ảnh minh họa: PN

Tại Việt Nam, tỷ lệ thất thoát ở nhóm rau quả là cao nhất, chiếm khoảng 32% sản lượng, tương đương với khoảng 7,3 triệu tấn rau quả bị thất thoát mỗi năm. Đối với ngành thịt, tỷ lệ thất thoát lên tới 14%, tương đương khoảng 700 ngàn tấn mỗi năm. Nhóm cá và thuỷ sản có tỷ lệ thất thoát khoảng 12% sản lượng, tương đương 800 ngàn tấn mỗi năm. Tiến sĩ Dương Thu Hằng - Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: “Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế xã hội mà nó còn ảnh hưởng đến môi trường. Bởi vì hoạt động xả thải thực phẩm lãng phí như vậy chiếm 80% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và điều này gây nên sự nóng lên toàn cầu. Còn tình hình lãng phí như thế này xảy ra ở các nước đang phát triển thì tình trạng lãng phí xảy ra ở 2 khâu, đó là khâu sản xuất và khâu chế biến thực phẩm. Còn đối với các nước phát triển thì xảy ra ở khâu phân phối của các bán lẻ và người tiêu dùng”.

Khoảng một phần ba tổng số lương thực được sản xuất phục vụ nhu cầu con người bị thất thoát hoặc lãng phí trong quá trình từ nông trại đến bàn ăn, trong đó 1 phần ba bị người tiêu dùng vứt bỏ sau khi mua và 2 phần 3 bị thất thoát trong quá trình thu hoạch, chế biến và vận chuyển. Do vậy, việc áp dụng các công nghệ hỗ trợ giảm lãng phí thực phẩm và xử lý phụ phẩm trong sản xuất và chế biến thực phẩm là điều cần thiết, đáng quan tâm. Ông Ngô Tấn Huỳnh Tuyên- Giám đốc kinh doanh tại Việt Nam công ty APEH Co. Đan Mạch thông tin về hiệu quả công nghệ tiết kiệm nước và xử lý nước để tăng khả năng sinh trưởng cho tôm và thủy sản: “Hiện tại, tôm thẻ chân trắng là vật nuôi phổ biến ở Việt Nam và một số nước ở Đông Nam Á. Chúng ta nuôi tôm thẻ chân trắng, chúng ta lấy nước từ ngòi, sông vào, chúng ta xử lý hóa chất xong, chúng ta nuôi và có tỷ lệ thay nước mỗi ngày là khá cao so với vật nuôi như là cá hồi, cá hồi băng, cá pát, cá sim ở Châu Âu thì tỷ lệ người ta nuôi thay nước thấp hơn. Thì ở APEH Co, một kỹ thuật mới là lọc nước bằng giải pháp vật lý và giải pháp sinh học thay cho giải pháp hóa học. Giải pháp vật lý và sinh học thì tiết kiệm được chi phí hơn và đặc biệt giảm được lượng nước sử dụng cho mỗi ký tôm sản xuất, tính trung bình mỗi ký tôm chúng ta sản xuất trung bình với 10 mét khối nước trên 1 ký tôm sản xuất thì với kỹ thuật mới chúng ta xử dụng nước ít hơn thì mình sủ dụng khoảng 0,5 mét khối nước để sản xuất ra 1 ký tôm. Thì đó là một trong những bước cải tiến mà APEH Co. giới thiệu vào Việt Nam và một số nước châu Á.

Xem thêm:

Bình luận