Việt Nam xếp hạng 57 toàn cầu về tìm nguồn ứng viên, tuyển dụng và giữ chân người có kỹ năng

(VOH) - Tổng Chỉ số Lao động (Total Workforce Index - TWI) năm 2019 được Tập đoàn tuyển dụng và tư vấn nhân sự ManpowerGroup công bố.

Theo đó, Việt Nam xếp hạng 57 trong số 76 quốc gia trên toàn cầu và hạng 13 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về phương diện tìm nguồn ứng viên, tuyển dụng và giữ chân người có kỹ năng.

Theo TWI 2019, lao động Việt Nam có thu nhập trung bình hàng tháng năm 2019 vào khoảng 242 đô la Mỹ/tháng và thu nhập trung bình ngành sản xuất khoảng 238 đô la Mỹ/tháng.

Thu nhập trung bình của lao động khu vực Châu Á Thái Bình Dương đạt 1.801 đô la Mỹ/tháng. Về kỹ năng, tỷ lệ lao động có kỹ năng cao tại Việt Nam năm 2019 chiếm 11.6% tổng lực lượng lao động 57,5 triệu người của quốc gia, tăng 0,8% so với năm 2018. Trong đó, lao động làm công việc cố định, toàn thời gian chiếm khoảng 41%, và lao động làm công việc không toàn thời gian chiếm 57%.

tuyển dụng, phỏng vấn xin việc

Giữ chân nhân tài luôn là một thách thức lớn từ các nhà tuyển dụng (Ảnh: Báo GDTĐ)

TWI được phân tích dựa trên hơn 100 yếu tố tại 76 thị trường trên toàn cầu, giúp các doanh nghiệp có thể đánh giá toàn diện và dễ dàng so sánh thị trường lao động qua 4 yếu tố chính: tính sẵn sàng về kỹ năng của lực lượng lao động, hiệu quả về chi phí, năng suất lao động và quy định pháp lý trong lao động.

Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay với tình hình kinh tế và khung pháp lý liên tục thay đổi, TWI giúp doanh nghiệp đánh giá sâu về tính sẵn sàng của lực lượng lao động giỏi nhất, sự đa dạng của lực lượng lao động cũng như các kỹ năng đang có nhu cầu cao tại mỗi thị trường, mức độ dịch chuyển nhân tài dễ hay khó và các yếu tố liên quan đến chính sách thuế.

TWI có thể trả lời những thắc mắc từ chung nhất cho đến cụ thể nhất như: “Tôi có thể tìm được nhân lực có kỹ năng ở đâu khi tổ chức của tôi đang trong tiến trình tự động hóa?” cho đến “Chúng tôi nên đặt trung tâm tổng đài ở đâu?”.

Theo TWI 2019, Singapore, Hong Kong và New Zealand là 3 thị trường hàng đầu về phát triển kinh doanh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và toàn cầu. Ngoài ra, Hong Kong và Singapore được xếp thứ hạng cao khi xét về nguồn ứng viên và chính sách hỗ trợ điều kiện làm việc linh hoạt.

Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM dành 40% học bổng toàn khóa cho các ngành học xu hướng - Năm 2020, trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) dự kiến thực hiện đồng thời 4 phương thức xét tuyển với 2.565 chỉ tiêu cho 22 ngành đào tạo.

Phân hiệu Trường Đại học Kinh tế TPHCM tại Vĩnh Long dự kiến tuyển sinh từ năm 2020 - Phân hiệu của Trường tại Vĩnh Long đào tạo các ngành Kinh tế và Kinh doanh nông nghiệp, Công nghệ tích hợp với kinh tế kinh doanh, Quản lý công,  Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh ...