Đăng nhập

Hội nghị về quản lý công tác Thi hành án

(VOH) - Sáng 15/10, tại TPHCM đã diễn ra Hội nghị về quản lý công tác Thi hành án các tỉnh, thành phía Nam. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đến từ cơ quan tư pháp các tỉnh, thành phía Nam tập trung thảo luận về nội dung đề án quản lý công tác thi hành án. Đề án phân tích đặc điểm từng loại hình thi hành án. Vị trí, vai trò, tính chất của hoạt động thi hành án, đảm bảo tính khoa học và đồng bộ, đồng thời khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, kiểm sát đối với hoạt động thi hành án.

Chấp hành viên đang thuyết phục người nhà khi cưỡng chế thi hành án. Ảnh minh họa: HTD

Bà Lê Thị Thu Ba - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã nhấn mạnh những phương hướng và giải pháp đổi mới công tác quản lý thi hành án. Qua đó, từng bước tháo gỡ những bất cập vướng mắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thi hành án. Trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của UBND các cấp và đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động thi hành án trong giai đoạn sắp tới theo hướng tiếp tục thí điểm chế định Thừa phát lại.

 Tại hội nghị này, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên chỉ ra một số bất cập về vai trò của Tòa án trong công tác thi hành án. Về mặt lý luận, thủ tục thi hành án chưa được phân định rõ giữa thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Mặt khác trong một số trường hợp lại có thể phát sinh những khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến thi hành án, dẫn đến việc thi hành kéo dài, khó thực hiện.Thứ Trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhấn mạnh:

Tại Hội nghị về quản lý công tác Thi hành án các tỉnh, thành phía Nam, quan điểm của các đại biểu hầu hết cho rằng nên xác định thi hành án là hoạt động tư pháp. Bà Lương Ngọc Trâm, Phó Chánh tòa dân sự, Tòa Phúc thẩm - Tòa án Nhân dân tối cao tại TPHCM nêu ý kiến về công tác thi hành án và vai trò của tòa án đối với công tác thi hành án. Về kết quả quản lý công tác thi hành án dân sự trong 5 năm qua, bà Lương Ngọc Trâm cho biết vẫn còn một số hạn chế và vướng mắc:

Bà Lương Ngọc Trâm cũng kiến nghị: Cần tăng cường bồi dưỡng tập huấn công tác thi hành án dân sự và văn bản pháp luật mới cho cán bộ thi hành án. Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát trong ngành và liên ngành. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá hội nghị đã có nhiều ý kiến thẳng thắn, phong phú, đa dạng nhằm góp phần kiện toàn Đề án quản lý công tác thi hành án. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh các phương hướng trong thời gian tới.

Với các kết quả đạt được từ hội nghị sẽ là cơ sở để Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương hoàn thiện Đề án quản lý công tác thi hành án, góp phần nâng cao hiệu lực thi hành án nói riêng, công tác tư pháp nói chung, đưa nền tư pháp đất nước hội nhập cùng thế giới.

Bình luận