Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? là câu hỏi được nhiều người tham gia đóng bảo hiểm xã hội quan tâm và muốn tìm hiểu để biết được khi tham gia sẽ được gì và có quyền lợi như thế nào khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Qua bài viết này, các bạn hãy cùng chúng tôi dõi theo và cùng nhau tìm hiểu về loại hình bảo hiểm này nhé!
Khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Về khái niệm bảo hiểm xã hội, theo Luật Bảo hiểm xã hội ban hành vào năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2016 thì:
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo hoặc thay thế bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Tải về luật bảo hiểm xã hội 2016 VanBanLuatBHXHGoc582014QH13_20190920120405.pdf
Vậy chức năng của loại hình bảo hiểm này là gì? Chúng ta cùng điểm qua một vài chức năng chính như sau:
- Điều đầu tiên chúng ta để ý đó chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần nào đó sự thiếu hụt về thu nhập của người lao động và gia đình họ đang gặp phải những rủi ro không mong muốn trong cuộc sống như ốm đau, tai nạn,...
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc còn tạo nên sự tương trợ giữa các nhóm người và tạo thành quỹ bảo hiểm khổng lồ và có thể giúp đỡ cho những người lao động gặp rủi ro. Chính vì vậy bảo hiểm xã hội bắt buộc mang tính chất kinh tế - xã hội và giúp cho mối quan hệ giữa người lao động và người thuê lao động ổn định hơn, doanh nghiệp phát triển và kinh tế hưng thịnh.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức (Ảnh: Internet)
Bảo hiểm xã hội bắt buộc được chia thành những loại nào?
Dựa theo điều luật bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm 2 loại:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc dành cho các cá nhân là người lao động
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay như thế nào?
Đối với người lao động
- Người lao động là công dân Việt Nam: Hàng tháng đóng bằng 10,5% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn trong đó đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1% đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp và 1,5% vào quỹ bảo hiểm y tế.
- Người lao động nước ngoài: Mỗi tháng tổng mức đóng 1,5% chỉ vào quỹ bảo hiểm y tế.
Đối với người sử dụng lao động
- Sử dụng người lao động Việt Nam: Tổng mức đóng hàng tháng là 21,5% với 14% đóng cho quỹ hưu trí, tử tuất và các phần trăm còn lại chia đều cho các quỹ còn lại.
- Sử dụng người lao động nước ngoài: Hàng tháng đóng tổng chi phí là 6,5% trên mức thu nhập tháng do người sử dụng lao động lựa chọn.
Vậy những đối tượng tham gia vào bảo hiểm xã hội là những ai?
-
Khi người lao động là công dân Việt Nam thì các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Người làm việc lao động theo hợp đồng không xác định thời gian, không xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ.
- Người lao động động làm việc theo hợp đồng có thời hạn đủ từ 1 - 3 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Công an nhân dân, công nhân quốc phòng.
- Sĩ quan, quân nhân và người công tác hưởng lương.
- Người đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Người quản lý các doanh nghiệp.
- Người hoạt động ở các xã, phường, thị trấn.
-
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
- Cơ quan nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp, vũ trang.
- Tổ chức chính trị, xã hội.
- Tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hộ kinh doanh.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc loại hình bảo hiểm dành cho nhiều đối tượng tham gia (Ảnh: Internet)
Các chế độ khi tham gia bảo hiểm bắt buộc
-
Chế độ ốm đau
Khi người lao động bị ốm đau, tai nạn không phải là tai nạn giao thông thì sẽ được hưởng chế độ này:
- 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm.
- 40 ngày nếu đóng 15 - 30 năm.
- 60 ngày nếu đóng đủ từ 30 năm trở lên.
-
Chế độ thai sản
Khi người lao động thuộc đối tượng khi đang đóng bảo hiểm xã hội và quỹ ốm đau và thai sản sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản:
- Nhận con nuôi.
- Tránh thai.
- Khám thai.
- Trường hợp không giữ được thai.
- Vợ sinh con.
- Sinh con.
- Sinh con hộ.
- Con mất sau sinh.
- Mẹ chết sau khi sinh.
-
Chế độ hưu trí
- Phụ thuộc vào tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu là 20 năm, công việc và suy giảm khả năng lao động.
- Mức lương hưu được hưởng phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm và mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm.
- Có thể nói đến năm 2018 thì 45% bình quân mức đầu lương tháng đóng tương đương với số năm từ 16 – 20 của nam và nữ là 15 năm.
- Trong trường hợp nghỉ hưu sớm do sức khỏe thì sẽ được hưởng ít hơn 2% so với bình thường.
Qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng đóng tiền bảo hiểm bắt buộc là nghĩa vụ của mỗi người lao động. Chính vì vậy, chúng ta nên tham gia và đóng bảo hiểm đầy đủ để vừa bảo vệ được chính mình mà còn góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước.