Top 9 bộ phim Việt Nam ngày xưa cũ từ những năm 1990 - 2000 hay nhất

(VOH) - Trăng nơi đáy giếng, Mùi đu đủ xanh, Đội đặc nhiệm C21, Bao giờ cho đến tháng 10,... là những bộ phim Việt Nam cũ nhưng vẫn giữ được giá trị nội dung và nhận được sự yêu mến của khán giả.

So với nhiều bạn bè quốc tế, phim Việt Nam dù không quá hoành tráng nhưng cũng không phải là quá nghèo nàn. Vẫn có nhiều đạo diễn với những tác phẩm được đầu tư chỉn chu, tỉ mỉ về mặt nội dung lẫn hình ảnh. Trải qua khoảng thời gian dài hàng thập kỷ, những bộ phim Việt Nam xưa cũ này vẫn giữ được giá trị nhất định trong lòng công chúng. Thậm chí, có những bộ phim chỉ cần nghe tên cũng đủ khiến bạn thổn thức nhớ về một thời kỳ hưng thịnh của điện ảnh Việt Nam. 

*Chú ý: Bài viết có tiết lộ nội dung phim, cân nhắc trước khi đọc

Phim Việt Nam cũ từ sau năm 2000 đến trước 2010

Trăng nơi đáy giếng (2008)

Trăng nơi đáy giếng là bộ phim điện ảnh do Nguyễn Vinh Sơn đạo diễn, được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Trần Thùy Mai. Nội dung phim kể về nỗi buồn và bi kịch trong hôn nhân của người phụ nữ tên Hạnh (Hồng Ánh). Vì không thể sinh con, chị đã chấp nhận tìm vợ lẽ cho chồng mình là Phương - hiệu trưởng một ngôi trường THPT. Sau đó, mọi người xung quanh bắt đầu bàn tán về mối quan hệ tay 3 này, chiếc ghế hiệu trưởng của Phương cũng vì đó mà lung lay. Để giữ vững sự nghiệp cho chồng, Hạnh đã ký đơn ly hôn và để chồng về sống với cô vợ bé. 

Nếu như trước đó, Hạnh là người phụ nữ luôn cung phụng, chăm sóc cho chồng từng ly từng tí thì giờ đây, cô phải chứng kiến cảnh chồng mình tự giặt giũ quần áo, chăm con và rũ bỏ hết nếp sống cao sang trước đó. Lúc này, Hạnh không chỉ cảm thấy cay đắng khi nhìn chồng hạnh phúc bên gia đình mới, cô còn thất vọng vì người chồng mình tôn thờ bấy lâu nay cũng chỉ tầm thường như những người đàn ông khác.

Chán nản, Hạnh tìm đến lối sống tâm linh và tôn thờ một ông chồng bằng tượng mà theo như cô giới thiệu là “một ông tướng nào đó rất lớn, nghe nói là quan trấn phủ Thừa Thiên”. Thậm chí, vì ông chồng cõi âm này mà Hạnh đã tức giận hắt nước trà vào người Phương khi nghe anh khuyên nhủ nên bỏ những thứ “mê tín, dị đoan” đó đi. Để rồi đến cuối cùng, cô chọn cho mình lối sống lầm lũi, mỗi ngày đều ướp trà, nấu ăn, cung phụng cho một ông chồng không bao giờ thấy được.

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh1

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh2

Không mang đến những tình tiết gây cấn, những yếu tố giật gân, Trăng Nơi Đáy Giếng đã tập trung diễn tả sức nặng nội tâm mà nhân vật Hạnh phải gánh chịu. Từ việc sống khổ hạnh và chăm sóc chồng tỉ mẩn cho đến việc chấp nhận tìm vợ bé và giả ly hôn chỉ để chồng được “sung sướng”, để rồi đến cuối cùng Hạnh không còn một nơi nào để bấu víu vào ngoài ông chồng trong thế giới tâm linh huyền bí. Hành động của Hạnh sẽ khiến người xem cảm thấy tức giận, nhưng cũng vô cùng thương cảm. Vì suy cho cùng, cô cũng như nhiều người phụ nữ khác, vẫn bị áp đặt bởi lối sống phong kiến cũ xưa.

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh3

Những ngọn nến trong đêm (2002)

Những ngọn nến trong đêm là bộ phim truyền hình Việt Nam về gia đình, thuộc thể loại tâm lý, tình cảm của đạo diễn Vũ Hồng Sơn, ra mắt khán giả vào năm 2002. Dù đã gần 2 thập kỷ trôi qua nhưng bộ phim vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng các khán giả thế hệ 8x, 9x.

Nội dung phim kể về cuộc đời của Trúc (Mai Thu Huyền) sống với mẹ và dượng từ nhỏ. Trong một lần tình cờ, Trúc được thay người chị quen biết để trình diễn thời trang. Cũng chính từ đây, cô bắt đầu hình thành niềm đam mê với thiết kế thời trang và quyết tâm theo đuổi nó dù gặp phải không ít khó khăn. Không chỉ trong công việc mà cuộc đời của Trúc cũng gặp rất nhiều sóng gió khi chồng cô lại sa vào ma túy. Để rồi khi trở về nhà, y lại thẳng tay đánh đập Trúc không rõ lý do khiến cô chỉ biết đón nhận chúng trong cam chịu. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh4

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh5

Bên cạnh câu chuyện về cuộc đời của Trúc, Những ngọn nến trong đêm cũng mang đến những câu chuyện hậu trường của giới người mẫu. Những mưu mô, gian xảo, bất chấp tất cả để có được danh tiếng của các chân dài cũng là điều khiến người xem không thể nào quên được.

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh6

Phía trước là bầu trời (2001)

Còn nhớ cách đây không lâu, cộng đồng mạng không ngừng xôn xao, thích thú khi những đoạn trích trong phim Phía trước là bầu trời bất ngờ được chia sẻ trở lại. Đáng nói là bộ phim dù đã ra mắt cách đây gần 20 năm, nhưng những trích đoạn trong phim vẫn thu hút hàng nghìn lượt thích và bình luận từ giới trẻ. Có lẽ nguyên nhân chính là vì bộ phim đã phản ánh đúng cuộc sống của sinh viên lúc bấy giờ và cho đến nay, đây vẫn là một chủ đề chưa bao giờ hết hot. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh7

Phía trước là bầu trời được đạo diễn bởi Đỗ Thanh Hải và ra mắt khán giả lần đầu vào năm 2001. Nội dung phim kể về Nguyệt, Thương và Nhung - 3 cô gái tỉnh lẻ vừa tốt nghiệp Đại học và đang chật vật tìm kiếm một công việc phù hợp cho mình. Ba người với ba nét tính cách khác nhau, sống chung trong một căn phòng trò, xung quanh còn có rất nhiều bạn sinh viên khác với những hoàn cảnh khác nhau, tạo nên một thế giới thu nhỏ của những người trẻ với đủ mọi cung bậc cảm xúc. 

Không chỉ mang đến những câu chuyện dễ thương, hồn nhiên của một thời sinh viên đáng nhớ dù còn lắm khó khăn, Phía trước là bầu trời cũng góp phần “đánh thức” các bạn trẻ trước ý định sống thử, bán rẻ lương tâm vì danh lợi,... Cũng chính vì sự khéo léo trong cách kể chuyện, cùng lối diễn xuất của các diễn viên như Trà Hương, Kiều Thanh mà cho đến nay, Phía trước là bầu trời vẫn là “tượng đài” trong số những phim Việt Nam cũ nói về thời sinh viên.

Xem thêm: Tuổi trẻ sẽ đến một lần những với những bộ phim thanh xuân vườn trường ngập tràn sắc màu

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh8

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh9

Phim Việt Nam cũ từ năm 1990 đến trước năm 2000

Đội đặc nhiệm nhà C21 (1998)

Đội đặc nhiệm nhà C21 là bộ phim truyền hình Việt Nam cũ dành cho thiếu nhi của đạo diễn Vũ Hồng Sơn, phim ra mắt khán giả vào năm 1998. Nội dung phim kể về nhóm 5 cậu bé bao gồm: Minh tổ cú, Sơn sọ, Quang sọt, Sáng béo và Tùng quắt. Học cùng lớp và có chung niềm đam mê phá án, 5 người đã rủ nhau lập nên Đội đặc nhiệm nhà C21 và kết nạp thêm 2 cô bạn gái đáng yêu là “Hạnh tăm tre” và “Tuyết mèo con”. Dù chỉ là những cô cậu học sinh cấp 2, nhưng với sự thông minh, nhanh trí cùng tài suy luận của mình, nhóm bạn đã liên tục phá được những vụ án quan trọng, góp phần mang lại sự bình yêu cho trường học và khu phố. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh10

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh11

Dù dàn diễn viên chính đều do các diễn viên nhí với lối diễn xuất khá ngây thơ, trong sáng, nhưng bộ phim vẫn nhận được nhiều sự chú ý của khán giả vào thời điểm mới ra mắt. Sau hơn 20 năm, các diễn viên nhí ngày nào cũng đã lớn, có gia đình và những lối đi riêng. Thế nhưng mỗi khi nhắc lại, nhiều khán giả vẫn không khỏi bồi hồi nhớ về bộ phim gắn liền với một thời tuổi thơ của mình.

Xem thêm: Top 9 phim thiếu nhi hay nhất cho bạn thêm 1 vé quay về tuổi thơ

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh12

Người Hà Nội (1996)

Người Hà Nội là bộ phim Việt Nam cũ ra mắt năm 1996 do Hoàng Tích Chỉ và Đoàn Lê đạo diễn. Nội dung phim được thực hiện dựa trên tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai, gồm 3 tập Trở gió, Giấc mơ vàng và Người đàn bà xa lạ. Sau hơn 20 năm, không chỉ bộ phim mà các diễn viên tham gia như Hồng Sơn, NSƯT Chiều Xuân, NSƯT Minh Hằng, Quyền Linh cũng giữ được dấu ấn trong lòng khán giả.

Phim lấy bối cảnh phố nhà binh cuối thập niên 80 với nội dung xoay quanh cuộc sống của những người lính trở về sau chiến tranh. Trong đó, vợ chồng Nam (Hồng Sơn), Thảo (Lê Khanh) là hai nhân vật chính của phim. Từ những người đồng đội sát cánh cùng nhau trong chiến tranh, cả hai chính thức nên duyên vợ chồng ở thời bình.

Những tưởng sau khi cùng nhau vượt qua hiểm nguy trong bom đạn, không một điều gì có để chia cắt vợ chồng Nam được nữa. Thế nhưng chính cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trong thời kỳ Đổi mới đã khiến hạnh phúc đơn sơ của hai người nhanh chóng đổ vỡ. Đây cũng là hoàn cảnh điển hình của nhiều gia đình Việt Nam lúc bấy giờ. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh13

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh14

Ngay từ những ngày đầu lên sóng, bộ phim đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo khán giả khi tái hiện chân thật đời sống của nhiều tầng lớp người trong xã hội thời ấy. Vốn là những người con gốc Hà Nội với tính cách thanh lịch, nhỏ nhẹ trong từng lời ăn tiếng nói, thế nhưng trước những nỗi lo cơm áo, gạo tiền, họ cũng phải có chút dao động như ai. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh15

Mùi đu đủ xanh (1993)

Mùi đu đủ xanh (Tên tiếng Pháp: L'odeur De La Papaye Verte; tiếng Anh: The Scent of Green Papaya) là bộ phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Một điều khiến khán giả không khỏi bất ngờ chính là toàn bộ cảnh quay của phim đều được thực hiện tại phim trường của Pháp. Nhưng với bàn tay tài hoa và sự chỉn chu của đạo diễn Trần Anh Hùng, Mùi đu đủ xanh đã tái hiện rất chân thật hình ảnh sài Gòn những năm 1950 và tâm hồn người Việt thông qua các nhân vật. 

Nội dung phim Mùi đu đủ xanh kể về cô bé Mùi ở năm 10 tuổi và năm 20 tuổi. Nếu như năm 10 tuổi, Mùi làm thuê trong một gia đình buôn vải ở Sài Gòn thì 10 năm sau, cô chuyển đến giúp việc cho nhà của Khuyến, một nghệ sĩ dương cầm và cũng là chàng trai mang đến cho Mùi những rung động đầu đời khi cô còn ở nhà bà chủ cũ. Sau này, Mùi cũng chính thức trở thành vợ của Khuyến, được anh dạy cho đọc sách, viết chữ. 

Đặc biệt, hình ảnh Khuyến ngồi bên cạnh, dạy Mùi tập viết chính là khung cảnh mang đến nhiều cảm xúc và được khán giả yêu thích nhất. Bởi lẽ theo như những gì được thể hiện từ đầu tới cuối phim, đối chiếu với thực tế xã hội Việt Nam thời bấy giờ, người phụ nữ luôn được xếp sau người đàn ông một bậc, dù cho cả hai có là vợ chồng. Thế nhưng việc Khuyến dạy Mùi biết chữ chính là 1 hành động đầy tinh tế, góp phần thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng và rút gần khoảng cách giữa nam và nữ. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh18

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh19 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh20

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh2

Mùi đu đủ xanh không phải là bộ phim dành cho những khán giả đang chờ đợi những tình tiết gây cấn hay bi kịch gia đình. Bởi lẽ, bộ phim được xây dựng với tiết tấu chậm rãi, ít thoại, chủ yếu tập trung vào những cảnh quay mãn nhãn, những câu chuyện tình yêu nhỏ bé nhưng đầy cung bậc cảm xúc của từng nhân vật. Để thông qua đó, mỗi người xem sẽ có một cảm nhận, chiêm nghiệm về con người Việt Nam với vẻ đẹp bình dị cùng cốt cách sắt son, chung thủy.

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh17

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh16

Bộ phim đã đoạt giải Camera vàng tại Liên hoan phim Cannes 1993, một giải César cho phim đầu tay hay nhất và nhận đề cử cho giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 66, giúp phim trở thành bộ phim nói tiếng Việt đầu tiên được xuất hiện tại đề cử Oscar danh giá. 

Xem thêm: Những bộ phim tình cảm Việt Nam từng gây sốt màn ảnh, mang đến cho người xem đủ mọi cung bậc cảm xúc

Phim Việt Nam cũ trước 1990

Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười (1984)

Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười chính là bộ phim thứ 2 trong sự nghiệp đạo diễn của Đặng Nhật Minh, ra mắt vào năm 1984 và được bình chọn là một trong những bộ phim Việt Nam cũ về chiến tranh tiêu biểu. Nội dung phim kể về người phụ nữ tên Duyên, có chồng đã hy sinh trên chiến trường. Dù bản thân cũng rất đau lòng nhưng vì không muốn bố chồng đang bệnh nặng và cậu con trai thơ dại biết tin này nên Duyên đã nhờ thầy giáo Khang thay chồng viết 1 bức thư gửi về cho gia đình để mọi người an tâm.

Sau lần đầu thành công, Duyên định nhờ thầy Khang thêm lần thứ 2, nhưng lần này, anh đã gửi thư khuyên chị nên nói thật với gia đình chồng vì không thể giấu mãi. Tuy nhiên, bức thư đã không đến được tay của Duyên và cô cũng bị bàn tán là có tư tình với Khang. Trước những điều tiếng, Duyên vẫn giữ kín bí mật và nhất quyết không nói ra vì không muốn bố chồng và con đau lòng. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh22

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh23

Là bộ phim nói về đề tài chiến tranh nhưng Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười không mang đến những cảnh chiến đấu hiểm nguy. Thay vào đó, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã tập trung vào bộc lộ nội tâm nhân vật Duyên, qua đó giúp người xem cảm nhận rõ hơn về những mất mát, hy sinh mà người phụ nữ phải gánh chịu do hậu quả của chiến tranh. 

Bộ phim cũng giúp đạo diễn Đặng Nhật Minh giành được hàng loạt giải thưởng như: Giải Bông sen vàng; Nữ diễn viên chính xuất sắc (Lê Vân), Nam diễn viên chính xuất sắc (Hữu Mười) tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 năm 1985; Giải đặc biệt tại Liên hoan phim Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 1989; Bằng khen của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình, tại Liên hoan phim quốc tế Moskva năm 1985 và Giải thưởng đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Hawaii năm 1985.

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh24

Làng Vũ Đại Ngày Ấy (1983)

Làng Vũ Đại Ngày Ấy được xem là bộ phim được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20. Phim do NSND Phạm Anh Khoa đạo diễn và viết kịch bản dựa trên bộ 3 tác phẩm của nhà văn Nam Cao là: Chí Phèo, Đời ThừaLão Hạc. 3 câu chuyện tưởng chừng như không có liên kết gì với nhau, nhưng qua cách kể đầy sáng tạo của Phạm Anh Khoa, người xem vẫn không cảm thấy bất cứ sự mâu thuẫn hay khiên cưỡng nào. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh25

Mạch phim được kể lại thông qua lời kể và những cảm nhận của cụ giáo Thứ (diễn viên Hữu Mười) thủ vai. Ông đảm nhiệm vai trò là một trong những chứng nhân lịch sử để có thể thấy hết được những bi kịch của dân làng diễn ra hằng ngày. Từ một Bá Kiến lộng hành, độc ác, thẳng tay đẩy con người đến đường cùng để có thể sản sinh ra một Chí Phèo (diễn viên Bùi Cường) lưu mạnh, chuyên đi ăn vạ. Trong xã hội ấy còn có một Lão Hạc (nhà văn Kim Lân) khốn khổ, tuyệt vọng, chỉ có chú chó Vàng bên cạnh và chết dần chết mòn trong túp lều tranh. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh26

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh27

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh28

Có thể nói, bộ phim đã khắc họa rất chân thực những khó khăn, thiếu thốn đang đè nặng lên đôi vai của người dân ở nông thôn trong thời kỳ nửa thực dân, nửa phong kiến. Cũng chính nhờ điều đó mà dù đã gần 40 năm trôi qua, Làng Vũ Đại ngày ấy vẫn là bộ phim giữ được nhiều giá trị trong lòng khán giả.

Em bé Hà Nội (1974)

Em bé Hà Nội là dự án phim đánh dấu lần hợp tác tiếp theo của Hải Ninh và Hoàng Tích Chỉ sau Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Đảm nhiệm vai chính trong bộ phim chính là NSND Lan Hương, lúc đó bà chỉ mới 10 tuổi. Dù đã trải qua gần 40 năm nhưng đến nay, mỗi khi nhắc đến NSND Lan Hương, nhiều khán giả vẫn luôn nhớ về cô bé Hồng Hà với “đôi mắt biết nói” ngày nào. 

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh29

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh30

Nội dung phim Em bé Hà Nội kể về Ngọc Hà, một cô bé 12 tuổi phải tìm kiếm bố mẹ và đứa em gái bị mất tích trong sự hoang tàn của thành phố sau đợt dội bom B52 của Mỹ năm 1972. Trước sự giúp đỡ của những người lính tốt bụng, Ngọc Hà đã tìm được cô em gái thất lạc của mình.

Bộ phim sau đó đã nhận được giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1975, Giải đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm 1975 và Giải thưởng của Mặt trận giải phóng Palestine tại Liên hoan phim Quốc tế Syria.

voh-nhung-bo-phim-viet-nam-cu-voh.com.vn-anh31

Bên cạnh những bộ phim kể trên, vẫn còn rất nhiều bộ phim Việt Nam cũ với đa dạng đề tài, thể loại có thể kể đến như: 

Tên Phim Năm sản xuất Đạo diễn
Áo lụa Hà Đông 2006 Lưu Huỳnh
Hoa Cỏ May 2001 Lưu Trọng Ninh
Mùa hè chiều thẳng đứng 2000 Trần Anh Hùng
Sóng ở đáy sông 2000 Lê Đức Tiến
Của để dành 1998 Đỗ Thanh Hải
Đất Phương Nam 1997 Nguyễn Vinh Sơn
Xích lô 1995 Trần Anh Hùng
Ván bài lật ngửa 1982-1987 Khôi Nguyên
Biệt động Sài Gòn 1986 Long Vân
Cánh đồng hoang 1979 Nguyễn Hồng Sến