Street Dance Việt Nam - Đây Là Nhảy Đường Phố là chương trình được tạo ra cho những dancer đam mê với văn hóa nhảy đường phố. Nhưng khác xa với mong đợi, sau 3 tập phát sóng thì chương trình vẫn không chiếm được sự quan tâm của khán giả Việt Nam. Bất ngờ hơn là từ khóa "Đây Là Nhảy Đường Phố bản Việt Nam" lại lọt hẳn vào hot search của Trung Quốc. Đâu là nguyên nhân cho nghịch lý này?
Điểm qua số liệu sau các tập phát sóng của Street Dance Việt Nam
Dù là chương trình được đầu tư khủng với sự tham gia của dàn đội trưởng tên tuổi như: Bảo Anh, Chi Pu, Kay Trần, Trọng Hiếu và MC Trấn Thành, nhưng các tập phát sóng vừa qua của cuộc thi không có tập nào lên được top 3 trending trên nền tảng Youtube.
Số liệu tìm kiếm từ khóa cũng không được khả thi so với các chương trình thực tế cùng thời điểm.
Trong khi đó, tại thời điểm những tập đầu vừa công chiếu, từ khóa “Đây Là Nhảy Đường Phố bản Việt Nam” đã có lần leo lên đến top 5 hot search tại Trung Quốc. Đây là thành tích không phải chương trình nào cũng có được.
Không những thế, theo số liệu tìm kiếm của các trang web ở Trung Quốc, thì số lượng người truy cập vào từ khóa này cũng đang ở con số khá cao.
Thực hư chuyện này ra sao ? Mời bạn cùng xem qua luận điểm kế tiếp.
Tại sao Street Dance Việt Nam lại được cư dân mạng Trung Quốc chú ý?
Ảnh hưởng từ chương trình gốc
Với 4 mùa phát sóng đầy thành công, Street Dance Of China thu về cho mình lượng người hâm mộ khủng. Các tập phát sóng đều tạo ra được hiệu ứng mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm từ khán giả. Có lẽ vì thế, các chương trình về nhảy đường phố cũng được chú ý hơn khi vừa mới lên sóng. Họ mong đợi những nội dung mới mẻ và hấp dẫn như những mùa qua.
Xem thêm: Thông tin về Street Dance Việt Nam
Giới trẻ bắt đầu yêu thích văn hóa nhảy đường phố
Một điểm thành công nhất của Street Dance Of China là mang được những gì đặc trưng nhất của văn hóa nhảy đường phố lên sân khấu. Nơi có những con người cháy hết mình vì nghệ thuật và đam mê. Những con người dám thể hiện bản thân của mình. Đặc biệt là tinh thần “chiến đấu vì hòa bình” của các thí sinh.
Do đó, đối với một chương trình về nhảy đường phố, giới trẻ Trung Quốc cũng sẽ dành sự quan tâm đặc biệt và sự tò mò nhất định.
Thực hư “nhiệt độ” của Street Dance tại Trung Quốc
Nhưng điểm đặc biệt phải nói đến là vì đây là một trong số ít những chương trình được mua lại bản quyền.
Cnet đều tỏ ra tự hào về một chương trình có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Điều này tạo nên cơn sốt tìm kiếm trong những ngày đầu của Street Dance Việt Nam được ra mắt.
Tạm dịch: Phiên bản Nhảy Đường Phố Việt Nam. Dùng tình yêu để nói chuyện với thế giới. Đây Là Nhảy Đường Phố đã đạt được bước đột phá mới trong chương trình tạp kỹ của Trung Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài. Kết bạn với khiêu vũ, chiến đấu vì hòa bình.
Tạm dịch: Đây Chính Là Nhảy Đường Phố bản Việt Nam, được xem là thành công trong việc xuất khẩu văn hóa Trung Quốc ra nước ngoài. Ném khăn, quay chai, đội trưởng biểu diễn... chương trình kế thừa những tinh túy nhất của Youku phiên bản gốc. Cư dân mạng: Có chút kiêu ngạo, tự hào.
Tiếp đó phải kể đến những vấn đề nóng hổi nhất khi ekip chương trình Đây Là Nhảy Đường Phố cứ như bê nguyên bản gốc về Việt Nam vậy.
Xem thêm: So sánh Đây Là Nhảy Đường Phố Việt Nam và Trung Quốc
Không ít người tỏ ra bất ngờ trước những sự “trùng hợp” đến kỳ lạ giữa hai chương trình.
Logo của Street Dance Việt Nam thiết kế gần giống với bản gốc
Poster khiến người xem phải ngạc nhiên vì không chỉ hao hao
MC Trấn Thành được cho là bắt chước phong cách của MC Liêu Bác
Thậm chí đến cả cách bày trí sân khẩu cũng không thấy điểm mới lạ
Format chương trình
Format của chương trình được nhận xét là thiếu sáng tạo và tương tự Street Dance of China mùa 3.
Màn thể hiện của các đội trưởng
Đối với nhiều người, một điều rất khó chấp nhận là biên đạo bài nhảy battle của một số đội trưởng lại giống đội trưởng nước bạn.
Màn nhảy "cosplay" của Kay Trần. (Nguồn: Tiin.vn)
Xem thêm: ‘Vương Nhất Bác phiên bản Việt’ khiến người xem thất vọng
Dưới đây là một số bình luận của người xem nước bạn khi xem chương trình Street Dance Việt Nam
Không dừng lại ở đó, còn nhiều yếu tố khác dẫn đến sự ra mắt chưa được như mong đợi của Street Dance ở thị trường trong nước.
Lý do được đầu tư khủng nhưng Street Dance vẫn flop
Tiêu chuẩn người xem cao
Sự thành công của nguyên bản là áp lực đối với các chương trình mang về làm lại. Người xem ấn tượng với những mùa trước và kỳ vọng vào một chương trình hay xuất hiện tại chính đất nước mình. Mà kỳ vọng càng cao dễ dẫn đến thất vọng càng nhiều.
Chính vì thế khi chương trình không có điểm đột phá, lại y khuôn như mẫu thì khó tránh khỏi việc khán giả không theo dõi.
Thiếu sự sáng tạo
Giống như những gì người xem nước bạn đã nhận xét, Đây Là Nhảy Đường Phố không thể hiện được sự sáng tạo và đặc trưng của văn hóa đường phố Việt. Vì thế, thay vì xem lại một chương trình không khác mấy những gì đã trải qua thì tất nhiên khán giả sẽ chọn một chương trình khác.
Chiến thuật PR quá đà
Không biết có phải vì lượng người xem quá ít khiến ekip PR lúng túng?
Họ đưa ra những tiêu đề giật tít và PR quá đà cho một nội dung không đủ tầm. Có thể kể đến như màn ke đầu của Chi Pu được tung hô lên là huyền thoại trong khi thực tế kỹ năng được trình diễn không hề giống miêu tả.
Hay những lúc các đội trưởng battle, tung chiêu, các dancer ở dưới phản ứng có hơi bị “ố dề” tạo hiệu ứng tâm lý ngược cho người xem. Điều đó làm người xem không hứng thú với những “trận chiến nảy lửa”.
Màn ke đầu được cho là huyền thoại của Chi Pu.
Dàn dựng và quay phim không chuyên nghiệp
Cách quay phim bị nhiều khán giả góp ý khi góc quay không thể hiện được hết những vũ đạo của thí sinh. Hơn nữa còn rất hay lia đi nơi khác, không focus vào nhân vật chính - những tuyển thủ trên sàn đấu.
Chương trình về nhảy thì những kỹ thuật về nhảy và tinh thần mới là cốt yếu nhưng hình như ekip của Street Dance chưa làm tốt được điều đó.
Chiến thuật của các đội trưởng không thể hiện rõ ràng
Ở vòng trao khăn, các đội tưởng gây nhiều tranh cãi khi có những quyết định gây bỡ ngỡ cho người xem. Chi Pu “vung khăn như nước” mất đi cơ hội của các thí sinh tiềm năng phía sau. Cô nàng đã có màn trao tận 6 khăn cho team battle ngay ở tập đầu tiên.
Chưa thể hiện được tinh thần “peace and love”
Nếu đây là điểm đặc trưng của Street Dance of China thì về đến Việt Nam có phần mờ nhạt. Các thí sinh dù vẫn "cháy hết mình" với đam mê nhưng đội trưởng và MC lại làm lệch đi tinh thần này.
Với những câu nói đầy triết lý quen thuộc, Trấn Thành khiến Nhảy Đường Phố na ná những chương trình khác anh đã dẫn dắt.
Trong khi giao lưu, các đội trưởng luôn đề xuất battle lẫn nhau khiến trường quay “hú hét” nhưng đến lúc thể hiện thì chưa thật sự tạo dấu ấn.
Battle là một hình thức thách đấu quen thuộc trong giới Underground, kể cả rap hay nhảy đều có thể dùng hình thức này để giao lưu và đánh giá đối thủ. Nhưng cũng giống với bất kỳ trận chiến nào khác, đã có thách đấu ắt hẳn sẽ có thắng thua. Các thí sinh đứng ra battle với nhau nhưng cặp nào cũng được trao khăn cho cả hai thì còn gì là battle.
Trên đây là những tổng hợp từ ý kiến của người xem và quan điểm cá nhân, hy vọng có thể cùng mọi người bàn luận thêm về chương trình này.
Hy vọng những tập tiếp theo của Street Dance Việt Nam sẽ có những đột phá mang về thành tích không chỉ ở trong nước mà còn ở quy mô quốc tế.
Nguồn ảnh và video: Internet