Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

4 câu chuyện về người vô gia cư ở Sài Gòn giữa tâm dịch COVID-19 khiến người ta đau lòng!

​​(VOH) - Những ngày giãn cách mọi người đều ở yên trong nhà nhưng không phải ai cũng có nhà để về, những mảnh đời vô gia cư bất hạnh vốn đã bơ vơ nay lại càng lạc lõng giữa lòng Sài Gòn hoa lệ.

Dịch bệnh Covid-19 với biến chủng Detal nguy hiểm đã cướp đi kế sinh nhai của nhiều người, nhanh chóng khiến Sài Gòn lao đao. Nhưng khổ hơn cả vẫn là những người vô gia cư lấy đất làm giường, lấy trời làm chăn, không nơi để về. Những ngày giãn cách, đường phố Sài Gòn vắng vẻ, hình ảnh những người vô gia cư lại càng rõ nét và đáng thương hơn bao giờ hết.   

nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh
Không được bán hàng rong, người vô gia cư rơi vào bế tắc
nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-1
Vỉa hè từ lâu đã là chiếc giường quen thuộc
nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-2
Chỉ cần có một góc nhỏ đỡ lạnh về đêm là có thể ngủ ngon

Nếu trước đây ban ngày họ đi bán vé số, lụm ve chai, đạp xích lô kiếm cơm bỏ bụng, tối đến thì chọn đại một vỉa hè, mái hiên hay gầm cầu để ngủ. Thì giờ đây chỉ biết đợi nhận quà cứu trợ từ các mạnh thường quân, lang thang ngoài đường dễ dàng bị lây nhiễm dịch bệnh.

nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-3
Quà cứu trợ là nguồn sống duy nhất của người vô gia cư giữa tâm dịch
nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-4
 
nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-5
 Dạo gần đây Sài Gòn còn hay có những cơn mưa bất chợt, người vô gia cư chỉ có thể che chắn bằng những miếng bạc mỏng tanh

Nhưng vẫn còn đó rất nhiều những tấm lòng vàng, người Sài Gòn luôn bao dung rộng lượng với nhau. Những phần quà không nhiều nhưng cũng đủ giúp người vô gia cư vượt qua cơn đói đã kịp thời được mang đến cho họ.

nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-6
Những phần quà nhóm thiện nguyện Đêm Sài Gòn gửi đến người vô gia cư
nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-7
Cô chú tâm sự: Từ sáng giờ không có gì ăn hết, ít người ra đường hơn nên cũng không có nhóm từ thiện nào cho đồ ăn
nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-8
Cầm phần ăn trên tay mà cô chú rưng rưng nước mắt
nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-9
Hành động trao yêu thương ý nghĩa của nhóm thiện nguyện Đêm Sài Gòn giữa dịch bệnh COVID-19

Trong quá trình cứu trợ người vô gia cư, nhóm thiện nguyện Đêm Sài Gòn còn ghi lại những câu chuyện cảm động. Bên cạnh những mảnh đời bất hạnh ấy vẫn còn đâu đó rất nhiều những tấm lòng ấm áp.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG QUỲ SẬP XUỐNG ĐẤT

Và hôm nay tôi gặp tại Hậu Giang - Quận 6, tôi thấy một người đàn ông nằm dài trên đất, bên cạnh là chiếc xích lô như chở cả tài sản của ông mang theo.

Vừa trao tay phần quà ông quỳ sập xuống đất, cúi đầu miệng nói: “Chú khổ quá, khổ quá con. Chú mừng quá chú cám ơn con, chú cám ơn con nhiều lắm chú mừng quá… chú mừng quá…"

Và miệng liên tục bốn chữ mừng quá, cám ơn.

Bất giác tôi đã khóc như một đứa trẻ.

Cảm giác: Đau bên trái lòng ngực, nghẹn cả cuống họng.

Và tôi cúi đầu thấp người, trả lại cái quỳ gối ấy và xin phép ra về.

Về đến nhà hình ảnh chú cứ hiện ra trong suy nghĩ.

nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-10
Người đàn ông ấy miệng liên tục bốn chữ mừng quá, cám ơn...

GÓI MÌ SỐNG CHIA ĐÔI

Tôi hỏi: "Bà ơi bà ăn gì chưa? Sáng giờ có ai cho gì không?"

Bà: "Chưa, đói lắm, sáng giờ đâu ai cho ăn gì… chưa chưa ăn gì!!!"

Bà nói: "Hôm qua đến giờ đói lắm còn gói mì gói, bà và bà chị bẻ ra chia đôi ra ăn sống và cũng không có nước sôi cũng không có gì để nấu."  

CHIẾC MỀN BẰNG CARTON 

Tôi: "Ông ơi, mưa gió như thế này miếng carton này làm sao chịu nổi với sức khoẻ của mình?"

Ông: "Quen rồi con ơi, 30 mấy năm nay vẫn vậy, và bây giờ vẫn vậy. Chịu khổ quen rồi… Chỉ sợ đói thôi!"

Tôi nghẹn cả cuống họng: “Dạ ông ơi, giữ sức khoẻ giúp con nha!“

Người đàn ông tóc bạc trắng 75 tuổi trải lòng.

nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-11
Những miếng carton không biết tự bao giờ đã là những cái mền ấm áp của người vô gia cư

CHUYỆN NÀNG ÚT CƯNG

Dưới chân cầu Chà Và - Quận 5,

Tôi bắt gặp một gia đình nhỏ và cháu bé có vết may dài trên đầu đang nằm dưới gầm cầu được nằm xếp ngăn nắp, nằm giữa ba mẹ để che chắn bởi gió sông, sương đêm, chuột, côn trùng…

Ghé thăm tôi hỏi vợ chồng chị: "Tại sao nằm ngoài đây? Bé nhiêu tháng tuổi rồi ạ?"

Thất nghiệp, không có tiền trả trọ, 2 vợ chồng lượm ve chai. Bé được 14 tháng tuổi, còn bé 3 tuổi mà không có khả năng nuôi nên gửi bé vài hôm rồi tính tiếp.

Tôi hỏi: "Bé đang ngủ tên gì?"

Chị bảo chưa đặt tên, chưa làm giấy khai sinh. Con tên Bảo Trân nhưng anh chị hay gọi con là ÚT CƯNG.

Tôi đùa: “Gọi người ta là ÚT CƯNG mà để người ta ngủ hầm cầu, vỉa hè như thế này mà CƯNG cái gì hả mẹ ơi?"

Thật ra tôi cảm nhận được hai từ “ÚT CƯNG" đó nó đã gói gọn tình cảm của vợ chồng anh chị cũng như các bậc cha mẹ dành cho con. Họ thương con họ chứ, họ mong muốn những điều tốt nhất cho con họ chứ, nhưng sự nghèo nàn khổ cực của số phận lúc này...

Họ không cho phép, không thể cho con mình có cuộc sống như những đứa trẻ khác!!!

Nhưng họ thương con trong tất cả tình yêu của họ, được gói ghém cẩn thận bởi hai chữ “ÚT CƯNG".

Thương nàng Út Cưng ngủ hầm cầu, sống ngoài đường nên bị té từ thành cầu xuống đất: TRÊN ĐẦU CON ĐANG CÓ VẾT THƯƠNG DÀI MAY 8 MŨI.

Con lại khoác trên mình một chiếc áo mang tên VÔ GIA CƯ khi tuổi đời 14 tháng vì cái nghèo đeo bám cha mẹ con, rồi đến số phận con!!!

Chào con!!! Sữa đã hết, con vẫn ngủ say. Có lẽ con quen rồi. Gió mưa ru con ngủ hàng đêm, tiếng còi xe có lớn như thế nào cũng không đủ làm con tỉnh giấc.

Con quen rồi….

nguoi-vo-gia-cu-o-sai-gon-voh-12
Nàng Út Cưng, con đã quen rồi với cảnh gió sương phong bạc...

Ở giữa lòng Sài Gòn rộng lớn nhưng không một chỗ trú chân cho mình, Sài Gòn hoa lệ, nhưng lệ cho người nghèo… May thay vẫn còn rất nhiều nhóm thiện nguyện đã dang tay bao bọc họ giữa những ngày khó khăn nhất của Sài Gòn.

Hiện, để đảm bảo việc phòng chống dịch, người vô gia cư trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ được đưa vào khu tập trung, được lo cơm ngày 3 bữa, phát chiếu, phát chăn, được lực lượng Quân y tổ chức xét nghiệm COVID-19 và sau đó sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19.  

Nguồn: Đêm Sài Gòn 

Bình luận