Chờ...

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ‘Rút dây động rừng’ nói đến điều gì?

(VOH) - “Rút dây động rừng” là một trong những câu thành ngữ khá quen thuộc, tuy nhiên để áp dụng bài học từ câu thành ngữ đó vào thực tế không hề dễ chút nào.

Bài học về sự cẩn trọng, chú tâm luôn là vấn đề được nhiều người coi trọng, cha ông ta đã từng nhắc nhở qua câu thành ngữ “Rút dây động rừng”. Hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của câu này trong bài viết dưới đây.

1. “Rút dây động rừng” có ý nghĩa như thế nào?

rut-day-dong-rung-voh-1
Ý nghĩa câu thành ngữ "rút dây động dừng" nhắc ta về tính cẩn thận

Trước hết để hiểu được được trọn vẹn nghĩa của câu thành ngữ này, ta cần xem xét từng ý nghĩa của “rừng” và “rút dây”. “Rừng” là nơi sinh sống, phát triển của nhiều loại động thực vật khác nhau, đặc biệt là sự phát triển vô cùng phong phú với các loài cây chia thành tầng, thành tán khác nhau. 

Dây leo là loài thực vật có sức sống vô cùng mạnh mẽ và dễ dàng bắt gặp tại mọi khu rừng. Dây leo có thể mọc dài đến cả trăm, cả nghìn mét, mọc cuốn lấy những ngọn cây lớn khác. Bởi vậy, chỉ cần một hành động vô tình dẫm, động hay “rút” dây thì sẽ làm rung động cả khu rừng rộng lớn. 

Qua đó cho thấy, câu thành ngữ “Rút dây động rừng” cho chúng ta thấy được giữa “dây” và “rừng” có mối quan hệ chặt chẽ, nếu tác động cái này thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cái kia và ngược lại.

Ở đây, ngoài hình ảnh thực tế, “rút dây động rừng” còn ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc, đó là trong cuộc sống chỉ một hành động vô ý, không cẩn trọng của ta cũng có thể kinh động đến những sự vật, sự việc xung quanh, gây ảnh hưởng đến nhiều người. Bởi vậy, con người cần phải biết cẩn trọng, suy nghĩ kĩ càng trước khi hành động, đừng vì lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng tới tương lai. 

Xem thêm: Thành ngữ ‘Đứng mũi chịu sào’ và nhiều bài học nhân sinh ý nghĩa

2. Bài học về sự cẩn trọng qua thành ngữ “Rút dây động rừng”

rut-day-dong-rung-voh-2
Bài học về đức tính cẩn thận 

Cẩn trọng, chú ý đến hành động và lời ăn tiếng nói của mình là một trong những đức tính tốt đẹp, thể hiện sự tinh tế, thông minh và có văn hóa của con người. Một người với đức tính cẩn trọng luôn được người khác tôn trọng và tin tưởng. 

Từ xưa, thế hệ cha ông ta đã luôn răn dạy con cháu cần cẩn thận, khéo léo trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành động để tránh làm ảnh hưởng đến người khác cũng như bản thân mình. Một người không có sự cẩn trọng, làm gì cũng vội vàng hấp tấp, chỉ chăm chăm đến mục đích trước mắt, thì sớm muộn cũng “xôi hỏng bỏng không”. Không việc gì được hoàn thành, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến an nguy người khác.

Sự cẩn trọng không chỉ giúp hoàn thành nhiệm vụ, công việc mà còn dẫn ta đến những thành công, những cơ hội lớn. Đức tính cẩn trọng, làm việc có suy nghĩ còn tiếp thêm cho ta động lực để khám phá, tìm tòi và học hỏi những điều mới, điều hay lẽ phải. 

Tính cẩn trọng cũng là một trong những thước đo của sự thành công. Những công việc ngày nay đều đòi hỏi sự cẩn thận, trách nhiệm, nếu không có những đức tính đó thì sẽ gây hậu quả xấu không chỉ cho chính bản thân mà con cho chính đối tác, cho đồng nghiệp và cả chính người thân của mình.

Sự cẩn thận, chịu khó luôn là đức tính cần thiết cho mỗi chúng ta trong cuộc sống. Nhất là ở thời đại phát triển số ngày nay, chỉ cần một hành động “rút dây động rừng”, bất cẩn thôi là mọi thông tin xấu của chúng ta sẽ được phát tán trên mạng ngay. Các bạn trẻ là đối tượng dễ bị nhắm đến nhất do các bạn làm việc nông nổi, chỉ nhìn thấy những ích lợi trước mắt mà quên đi bản chất cốt lõi của vấn đề, gây nên những ảnh hưởng đến người khác. 

Xem thêm: 'Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa': Câu tục ngữ hay chỉ về các hiện tượng tự nhiên

3. Một số câu nói hay về đồng nghĩa với thành ngữ “Rút dây động rừng”

Là câu thành ngữ nhắc nhở con người ta về đức tính cẩn trọng, suy nghĩ trước sau trước khi hành động để không làm ảnh hưởng tới người khác, dưới đây là một số những câu thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn tương tự mang đến cho con người nhiều bài học giá trị.

  1. Cẩn tắc vô ưu
  2. Tai vách mách rừng
  3. Đánh rắn động cỏ
    Của làm gìn giữ sớm trưa
  4. Kẻo khi thất lạc biết ngờ cho ai
    Ăn có nhai, nói có nghĩ 
rut-day-dong-rung-voh-3
  1. Sự cẩn thận và chăm chỉ mang tới may mắn - Thomas Fuller
  2. Học cho rộng
    Hỏi cho thật kỹ
  3. Suy nghĩ cho thật cẩn thận
    Phân biệt cho thật rõ ràng
    Làm việc cho hết sức
    Như thế mới thành người - Trung Dung
  4. Biết chu đáo với việc nhỏ mọn nhất với tầm xa rộng sẽ biết lo toan cho việc đại sự - Lã Đông Lai
  5. Trung tín, cẩn thận, là cái nền thành người hay; hão huyền, quỷ quyệt, là cái gốc thành người dở - Tiềm Phu
  6. Cẩn thận khi lựa chọn kẻ thù không bao giờ là quá thừa thãi - Oscar Wilde
  7. Giá như giới trẻ nhận ra họ sẽ sớm trở thành một mớ thói quen di động nhanh như thế nào, họ cẩn thận hơn trong hành động của mình khi vẫn còn là chất dẻo - William James

Xem thêm: Câu tục ngữ “Tích tiểu thành đại” và bài học về tính tiết kiệm của người xưa

4. Làm thế nào để tránh “Rút dây động rừng” trong cuộc sống

Để hạn chế việc “rút dây động rừng” trong cuộc sống, mỗi người cần rèn luyện cho mình sự kiên trì, siêng năng và không ngại khó khăn. Một bộ phận lớn các bạn trẻ ngày nay có thói ăn sẵn, lười biếng, chỉ muốn hưởng thụ từ đó liên tục hành động dại dột, chỉ vì lợi ích trước mắt mà đánh mất cả tương lai của mình.

Những hành động “rút dây” như vậy không chỉ khiến ảnh hưởng đến bản thân cá nhân người đó mà còn ảnh hưởng đến người thân xung quanh, khi họ bị đánh giá, phán xét. 

Nếu không muốn hành động dại dột, “rút dây động rừng” bạn hãy chăm chỉ học tập và làm việc, tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức để bản thân kiên cường đối mặt với khó khăn. Không vì khó mà suy nghĩ và làm ra những hành động dại dột. 

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet