Động thái này nhằm ngăn chặn nguy cơ sụt giảm kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 90 năm qua. Tuy nhiên, số người tử vong tới 85.082 người với hơn 1,4 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, khiến giới phân tích đặt câu hỏi: Liệu Mỹ có thể mở cửa lại nền kinh tế?
Theo số liệu của trang tin Worldmeters, kể từ tháng 3, số lượng các ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở nước Mỹ vào khoảng từ 20.000-30.000. Dù đã giảm dần kể từ cuối tháng 4 và đầu tháng 5, nhưng con số nhiễm mới ở nhiều bang khác nhau ở nước Mỹ không ngừng tăng. Thực tế cho thấy số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 được ghi nhận hằng ngày tại 3 tiểu bang, bao gồm Connecticut, New Jersey và New York đã giảm trong vài tuần qua, nhưng lại chỉ giảm trong vài ngày gần đây ở các bang còn lại của Mỹ. Hiện còn quá sớm để đưa ra bất kỳ quyết định nào về nới lỏng giãn cách xã hội và mở cửa lại nền kinh tế.
Đến thời điểm này, dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục lây lan tại các bang trên nước Mỹ, chính vì vậy, nếu mở cửa trở lại nền kinh tế,Mỹ sẽ phải đối mặt với một nguy cơ thực sự, đó sẽ là sự gia tăng trở lại các ca nhiễm bệnh mới cũng như các ca tử vong vì bởi đa số người dân vẫn không có khả năng miễn dịch. Trong khi đó, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng cần phải thúc đẩy mạnh mẽ việc xét nghiệm nhiều hơn cùng với các biện pháp truy tìm người tiếp xúc với các bệnh nhân mắc COVID-19 trên toàn nước Mỹ trước khi chấm dứt thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Nếu không, dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát hơn nữa và có thể khiến hàng trăm ngàn người dân Mỹ thiệt mạng.
Tổng thống Mỹ Trump. Ảnh: Reuters
Cho tới nay, hầu hết các bang vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chí theo hướng dẫn của Nhà Trắng cũng như đề xuất của giới chuyên gia y tế để có thể mở cửa trở lại nền kinh tế. Theo đó, có hai tiêu chí quan trọng cần phải đáp ứng, đó là số ca nhiễm mới phải giảm liên tục ít nhất trong vòng 14 ngày và phải có đủ xét nghiệm để chẩn đoán người nhiễm và những người đã tiếp xúc với
Tuy nhiên, lại có những bằng chứng cho thấy một số bang vẫn không có đủ bộ xét nghiệm để tiến hành xét nghiệm trên diện rộng và mở cửa trở lại nền kinh tế an toàn. Tăng cường xét nghiệm, cùng với việc truy tìm người tiếp xúc với người bệnh, là những yếu tố quan trọng giúp theo dõi được quy mô của ổ dịch, cách ly người bị nhiễm bệnh cũng như những người tiếp xúc và triển khai các nỗ lực trong toàn cộng đồng. Theo Giáo sư sinh học Natalie Dean - Đại học Florida, giãn cách xã hội có thể giúp nước Mỹ có thời gian xây dựng năng lực thực hiện các hình thức can thiệp sức khỏe cộng đồng. Một số chuyên gia cho rằng cần tiến hành ít nhất 500.000 xét nghiệm mỗi ngày, trong khi một số khác thì cho rằng cần hàng chục triệu xét nghiệm mỗi ngày.
Theo số liệu từ dự án theo dõi COVID, trung bình nước Mỹ thực hiện 276.000 xét nghiệm mỗi ngày trong tuần tính tới ngày 3/5. Với các điều kiện mà các chuyên gia đưa ra, gồm tăng khả năng xét nghiệm hằng ngày trên toàn quốc, tỉ lệ dương tính giảm trong tổng số xét nghiệm, các ca nhiễm mới giảm liên tục trong hai tuần, thúc đẩy việc truy tìm những người tiếp xúc với người bệnh, thì Mỹ không nên vội vàng mở cửa trở lại nền kinh tế. Giám đốc Trung tâm Các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia của Mỹ, ông Anthony Fauci ngày 12/5 cũng cảnh báo rằng việc dỡ bỏ các quy định giãn cách xã hội quá nhanh có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, bao gồm các đợt bùng phát mới của dịch COVID-19.
Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ ngày 12/5 thông báo thâm hụt ngân sách của nước Mỹ đạt mức kỷ lục 738 tỷ đô la Mỹ trong tháng 4 vừa qua, trong bối cảnh chi tiêu của chính phủ tăng vọt và nguồn thu thuế sụt giảm do các biện pháp khống chế dịch bệnh. Trong tháng 4 vừa qua Chính phủ Mỹ chi tiêu tổng cộng 980 tỷ đô la Mỹ, tăng 604 tỷ đô la Mỹ so với tháng 4/2019, chủ yếu để hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh. Trong khi đó, tổng thu ngân sách trong tháng 4 chi đạt 242 tỷ đô la Mỹ, giảm 294 tỷđô la Mỹ, do một số khoản thuế cá nhân và công ty được hoãn. Khoản thâm hụt ngân sách của Mỹ trong 4 tháng đầu năm đã tăng lên 1.480 tỷ đô la Mỹ, vượt xa so với mức thâm hụt 531 tỷ đô la Mỹ của cùng kỳ năm 2019.
Gánh nặng nguy cơ suy giảm kinh tế buộc chính phủ Mỹ phải nhanh chóng thúc đẩy tái sản xuất. Tuy nhiên, nghịch lý là bối cảnh hiện tại khiến đa số người dân Mỹ chưa sẵn sàng quay trở lại cuộc sống như trước đây khi mà dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành tại quốc gia này. Thậm chí ngay cả khi nếu đất nước mở cửa trở lại, người dân sẽ tiếp tục hạn chế tiếp xúc xã hội và chỉ ra ngoài vì các hoạt động thiết yếu bởi họ không cảm thấy an toàn. Như vậy, việc mở cửa trở lại sẽ không đem lại hiệu quả như trông đợi.
Trong khi đó, kết quả một cuộc khảo sát tiến hành đầu tháng 5 cho thấy 81% công ty nhỏ của Mỹ đã dự trù khả năng dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trong vòng từ 12 tới 16 tháng và gần 90% công ty sẽ phải chống chọi với tình trạng suy thoái kinh tế. Hoạt động kinh tế đình trệ khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng tới 14,7% trong tháng 4 vừa qua và có thể lên tới 20% trong tháng 5. Như vậy, việc tìm kiếm một lộ trình mở cửa lại hoạt động kinh tế sao cho hiệu quả và an toàn vẫn là một thách thức đối với nước Mỹ ở thời điểm hiện nay.
Quan hệ nước lớn sau đại dịch: Đồng sàng và tiếp tục dị mộng?: Những ngày gần đây, COVID-19 là nguyên nhân mới nhất dẫn đến căng thẳng leo thang trong mối quan hệ giữa Washington, phương Tây và Bắc Kinh.
Vai trò tiên phong của đội ngũ công nhân thành phố - vì cả nước, cùng cả nước: Ra đời trong bối cảnh sục sôi khí thế cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, ở bất cứ giai đoạn nào, đội ngũ công nhân lao động Việt Nam luôn thể hiện rõ vai trò tiên phong, ...