Tiêu điểm: Nhân Humanity

11 phương pháp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả và an toàn

(VOH) - Đau thần kinh tọa là kết quả từ cơn đau lưng kéo dài không được chữa trị đúng cách hoặc tư thế hoạt động sai. Vậy làm sao để điều trị khi gặp bệnh này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cơn đau lưng kéo dài khiến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bạn bị ảnh hưởng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên đau mãn tính (đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, ...) và buộc phải sử dụng các biện pháp để chấm dứt hoặc làm giảm cơn đau.

Đau thần kinh tọa là gì?

Cơn đau thần kinh tọa hình thành và lan xuống theo đường các dây thần kinh tọa của bạn, chạy từ lưng dưới qua hông và mông và xuống hai chi dưới, khiến cho các hoạt động thông thường cũng trở nên khó khăn hơn. Các triệu chứng thường gặp nhất khi thoát vị đĩa đệm như: Gai cột sống hoặc hẹp cột sống gây chèn ép lên dây thần kinh tọa. 

Đau thần kinh tọa cũng có thể do hội chứng cơ tháp gây ra (khi cơ tháp – chức năng hỗ trợ xoay hông, co thắt và gây chèn ép dây thần kinh tọa) và khi phụ nữ mang thai (tử cung của phụ nữ mở rộng làm chèn lên dây thần kinh). Xem sổ khám bệnh của bạn để xác định nguồn gốc của bệnh đau thần kinh tọa là gì, sau đó bạn hãy tham khảo một trong những phương pháp sau đây để giúp giảm bớt cơn đau.

  1. Vật lý trị liệu

Khi cơn đau bùng phát thì phương pháp này thật đáng để thử vì nó có thể giúp bạn giảm cơn đau nhức. Mark Milstein, MD, một nhà thần kinh học tại Trung tâm y tế Montefiore thành phố New York cho biết: Có một điểm quan trọng cần lưu ý là nghỉ ngơi lâu trên giường không giúp bạn hồi phục nhanh hơn

Thay vào đó, hãy thử vật lý trị liệu: Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hầu hết bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cũng như đưa ra các hạn chế khi điều trị dược lý cho phụ nữ mang thai (một điều quan trọng đối với các bà mẹ tương lai), bác sĩ Milstein nói. Thông qua Hiệp hội Vật lý Trị liệu Hoa Kỳ, hãy tìm một nhà vật lý trị liệu uy tín để hướng dẫn bạn các bài tập hồi phục.

voh.com.vn-18-phuong-phap-dieu-tri-dau-than-kinh-toa-1

  1. Châm cứu

Một phương pháp hiệu quả khác để giảm đau thần kinh tọa là châm cứu. Theo bác sĩ Jiang-Ti Kong, bác sĩ gây mê và chuyên gia cơn đau tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Stanford ở California: Châm cứu làm giảm đau bằng cách tăng endorphin (giúp người bệnh giảm đau đáng kể) và giảm mức độ viêm

.

Tiến sĩ Kong cũng nói thêm: Là một liệu pháp bổ trợ cho vật lý trị liệu châm cứu có thể giúp cho những liệu pháp đó trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra các tác dụng phụ và rủi ro là rất nhỏ. Bạn hãy tìm trợ giúp từ các bác sĩ chuyên điều trị bằng châm cứu được chứng nhận uy tín.

  1. Chườm nóng hoặc đá

Nếu cơn đau là do co thắt cơ bắp, tương tự với hội chứng cơ tháp, hãy thử dùng một túi nước đá hoặc nóng (hoặc đai quấn nóng, miếng dán nhiệt như ThermaCare, hoặc một chai nước nóng khoảng 40 độ C), chọn thứ mà bạn cảm thấy tốt nhất. 

Bác sĩ Farah Hameed - chuyên gia về thể thao và cột sống và là giám đốc y tế của Trung tâm Y tế Phục hồi Sức khỏe Phụ nữ tại Đại học Columbia New York cho biết, chỉ duy trì trong 15 hoặc 20 phút mỗi lần để da của bạn kịp thời phục hồi lại, đặc biệt là khi dùng nước đá để chườm.

  1. Sử dụng gối đệm lưng

Việc ngồi thường xuyên có liên quan đến tăng nguy cơ đau thần kinh tọa, vì vậy điều quan trọng là duy trì tư thế tốt trong khi ngồi tại bàn làm việc - Tiến sĩ Milstein lưu ý. Đặt một chiếc gối tựa vào lưng dưới của để hỗ trợ sống lưng cong tự nhiên và không gây nghiêng người về phía trước. 

Tiến sĩ Hameed gợi ý chiếc gối đệm hình con quay có công dụng giúp bạn ngồi thẳng lưng đúng cách, có thể sử dụng nó tại văn phòng làm việc hoặc khi lái xe, chỉ cần đặt sau lưng của bạn là được.

voh.com.vn-18-phuong-phap-dieu-tri-dau-than-kinh-toa-2

  1. Giãn cơ nhanh định kỳ 1 giờ 1 lần

Theo tiến sĩ Hameed đã nói: Khi bạn ngồi quá lâu, cơn đau thần kinh tọa có thể trở nên tồi tệ hơn và đĩa đệm của bạn bị gây áp lực, thì việc di chuyển thì ắt hẳn sẽ giúp bạn đỡ cơn đau. Cũng theo tiến sĩ, ít nhất mỗi giờ một lần, ngồi dậy và dạo quanh đâu đó trong năm phút như: lấy một cốc nước, đi vệ sinh, hoặc bất cứ điều gì. 

Quay trở lại bàn làm việc của bạn, hãy thực hiện một động tác giãn cơ nhanh: Đứng thẳng và giữ lưng dưới bằng hai tay, sau đó ngả người về sau hết mức có thể, sử dụng tay để đỡ các cơ bắp của lưng dưới.

  1. Hãy năng động

Việc duy trì chế độ tập luyện vừa phải là một phần quan trọng của quá trình phục hồi khi đang bị đau thần kinh tọa. Việc nằm nghỉ ngơi một chỗ khiến cho cơn đau nặng thêm trong 1 đến 2 ngày trong khi đó hoạt động thường xuyên sẽ giúp tăng cường cơ bắp và cấu trúc xương được chắc khỏe. 

Vậy nên tập bao nhiêu là đủ? Theo Tiến sĩ Hameed, bạn nên hoạt động với cường độ vừa phải trong 30 phút (giữ được hơi để duy trì được nhịp độ bài tập) hoặc đi bộ, bơi lội, hay thậm chí làm vườn ít nhất năm ngày một tuần để cải thiện sức khỏe. Các bài tập nhẹ để giảm đau này rất hữu ích.

  1. Xoa bóp

Hầu hết các nhà trị liệu xoa bóp được trang bị kỹ năng tốt để làm giảm cơn đau thần kinh tọa trong thời gian ngắn. Tiến sĩ Hameed lưu ý rằng: Nếu bạn đã có một nhân viên mát xa cho riêng mình thì càng tốt, việc massage sẽ giảm các triệu chứng đau, nhưng bạn phải nhớ kết hợp điều trị những phương pháp khác để khỏi dứt điểm

Khi xoa bóp chữa đau thần kinh tọa, hãy chắc chắn rằng người xoa bóp dùng lực vừa phải nhưng vẫn phải kích thích đủ mạnh vì việc tác động quá mạnh có thể gây bùng phát các triệu chứng, và cơn đau vẫn sẽ quay trở lại.

  1. Tập yoga

Một khi đã tìm ra nguồn gốc của cơn đau, hãy thử các tư thế yoga tác động vào các phần cần chú ý. Vậy hai tư thế yêu thích của tiến sĩ Hameed là gì? Đó là tư thế xỏ kim giúp giảm áp lực từ cơ tháp và đặc biệt có lợi cho việc ngồi liên tục sau một ngày dài.

Đầu tiên, nằm ngửa, đặt mắt cá chân phải lên trên đùi trái, sau đó đan hai tay và đặt sau gân kheo bên trái và kéo về phía bụng của bạn trong 10 đến 15 giây; lặp lại với bên kia.

Ngoài ra các bài tập plank thông dụng sẽ giúp trục cơ thể chắc khỏe và làm giảm áp lực lên các đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở lưng dưới.

voh.com.vn-dau-than-kinh--toa

  1. Cắt bỏ đĩa đệm

Nếu như thoát vị đĩa đệm gây đau nghiêm trọng và đau lan xuống vùng lưng dưới trong khi các liệu pháp điều trị khác lại không làm giảm được cơn đau, thì chỉ còn biện pháp cắt bỏ vùng đĩa đệm đó.

Tin tốt là việc cắt đĩa đệm được coi là an toàn vì giảm thiểu tối đa di căn. Tuy nhiên, tin xấu là phẫu thuật sớm có thể giúp giảm đau ngay lập tức cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, nhưng theo các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sau một năm phẫu thuật, các cải thiện về cơn đau và khuyết tật của bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ không thay đổi đáng kể so với những người được điều trị lâu dài chăm sóc không phẫu thuật. 

Hãy trao đổi với bác sĩ về việc liệu việc phẫu thuật có phù hợp với bạn hay không!

  1. Chỉnh hình

Đây là cách điều trị đau thần kinh tọa mà không tác động tiêm, phẫu thuật hay dùng thuốc. Lợi ích từ việc điều trị bởi bác sĩ chỉnh hình là khá nhiều. Chẳng hạn như trong năm 2010, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 60% bệnh nhân đau thần kinh tọa bị thoát vị đĩa đệm thì không hoàn toàn hồi phục sau phẫu thuật so với các bệnh nhân tương tự được điều trị bởi các phương pháp chỉnh hình.

Đây cũng là một liệu pháp bổ trợ cho các phương pháp khác để giảm đau. Hãy tìm ngay một bác sĩ chỉnh hình có chuyên môn uy tín.

  1. Đai hỗ trợ thai sản

Lời khuyên của bác sĩ Hilda Hutcherson, giáo sư khoa sản phụ khoa tại Đại học Y sĩ và Bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Columbia ở New York đối với những bà mẹ sắp sinh bị đau thần kinh tọa đó là đeo đai giúp nâng tử cung thai sản. Đai bụng thông thường giúp các tư thế ngồi thoải mái hơn, trong khi đó, đai bà bầu ôm sát bụng bầu và giảm bớt áp lực ở lưng dưới giúp giảm đau thần kinh tọa khi đứng dậy và đi lại. 

Bác sĩ cũng nói thêm rằng: Tin tốt đó là việc đau thần kinh tọa trong thời gian thai sản thường sẽ giảm đi sau khi sinh con. Đừng nên nẹp lưng nếu bạn không mang thai vì việc đeo đai sẽ ngăn trục cơ thể và lưng của bạn phát triển khối cơ cần thiết.

voh.com.vn-18-phuong-phap-dieu-tri-dau-than-kinh-toa-5

Trên đây là một số cách làm giảm đau thần kinh tọa hiệu quả. Truy cập VOH Online thường xuyên để cập nhật các kiến thức sức khỏe mới nhất.

Những ‘thủ phạm’ gây tê bì chân tay có thể bạn chưa biết: (VOH) - Tê bì chân tay có thể do các tác nhân cơ học nhưng cũng có thể là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh lý bên trong cơ thể. Hãy tìm hiểu ngay, tê bì chân tay là do đâu?
Nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh và cách khắc phục: (VOH) - Có rất nhiều ‘thủ phạm’ tác động và gây chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như xương, sụn, cơ hoặc gân gặp vấn đề và đè ép lên dây thần kinh. Dưới đây là dấu hiệu dây thần kinh bị chèn ...
Bình luận