Chờ...

5 cách giảm đau lưng khi mang thai cực hay cho mẹ bầu

Cùng với các triệu chứng đau bụng trên, đau bụng dưới, khó thở.. thì đau lưng cũng là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Những cơn đau thường xuất hiện ở một bên hoặc cả 2 bên lưng.

Hầu hết phụ nữ đều gặp phải triệu chứng đau lưng khi mang thai, trong đó, tùy vào cơ địa mỗi người mà có các mức độ đau khác nhau.

1. Vì sao phụ nữ thường bị đau lưng khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể sản phụ sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone giúp các dây chằng khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sau 9 tháng 10. Tuy nhiên, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng lẻo, các khớp xương có thể thiếu đi sự liên kết, từ đó gây ra hiện tượng đau lưng.

Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi qua từng tháng cũng là nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai ở bà bầu. Thai nhi càng lớn càng gây áp lực lên lưng, sức ép lên vùng xương lưng của thai phụ càng nhiều. Đặc biệt, tình trạng đau lưng khi mang thai những tháng cuối thai kỳ càng trở nên trầm trọng hơn.

5-cach-giam-dau-lung-khi-mang-thai-cuc-hay-cho-me-bau-VOH

Tình trạng đau lưng ở những tháng cuối thai kỳ càng trở nên trầm trọng hơn (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ. Nếu thai phụ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, magie… không có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh thì cũng có thể dẫn đến tình trạng bị đau lưng khi mang thai.

2. Làm giảm đau lưng khi mang thai bằng cách nào?

Mặc dù hiện tượng đau lưng xuất hiện ở hầu hết phụ nữ khi mang thai và có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn thai kỳ nào, thế nhưng chị em phụ nữ vẫn có thể ngăn chặn hoặc làm dịu cơn đau lưng của mình bằng những cách sau đây:

2.1 Tập giữ tư thế tốt cho cột sống

Khi mang thai, cơ thể bạn thường chuyển trọng tâm về phía trước. Bù lại, bạn sẽ có xu hướng ngã ra phía sau để giữ người đứng vững, điều này gây sức ép lên các cơ và xương vùng thắt lưng, tạo nên cơ đau lưng cho mẹ bầu.

Do đó, để giảm đau lưng khi mang thai, mẹ bầu cần nhớ phải đứng thẳng lưng, thả lỏng vai và đầu gối. Đồng thời cũng không nên đứng liên tục quá lâu trong thời gian dài.

Khi ngồi, các mẹ cũng cần đúng tư thế, nên ngồi trên ghế có tựa lưng hoặc có đặt một cái gối ở phía sau lưng để hỗ trợ cột sống.

2.2 Ngủ đúng tư thế

Khi mang thai, chị em không nên nằm ngửa vì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Khi ngủ mẹ bầu ngủ hãy nằm nghiêng về một bên để giảm áp lực lên vùng lưng, chị em có thể dùng loại gối ôm dành riêng cho mẹ bầu để giúp hỗ trợ tư thế ngủ.

2.3 Massage

Massage trị liệu hay massage thông thường đều có tác dụng giúp cơ thể được thư giãn, từ đó cũng khắc phục được chứng đau nhức lưng khi mang thai.

Chị em có thể nhờ chồng massage nhẹ nhàng hoặc đến các spa chuyên trị liệu cho mẹ bầu để giúp cải thiện chứng đau lưng. Mẹ bầu có thể dùng túi nước nóng hoặc túi đá lạnh để chườm vào lưng cũng có thể giảm đau hiệu quả.

2.4 Tập thể dục nhẹ nhàng

5-cach-giam-dau-lung-khi-mang-thai-cuc-hay-cho-me-bau-1-VOH

Các bài tập yoga có thể giúp mẹ bầu thư giãn, đồng thời giảm được chứng đau lưng (Nguồn: Internet)

Các bài tập thể dục không chỉ giúp làm nâng cao sức mạnh của cơ lưng, giảm chứng đau lưng, cải thiện thể chất mà còn giúp chị em được khỏe hơn, từ đó có thể di chuyển một cách dễ dàng và thoải mái.

Một số bài tập thể dục mà phụ nữ mang thai có thể áp dụng để giảm đau lưng khó thở khi mang thai là bơi lội, đi bộ, yoga… Tuy nhiên, trước khi bắt đầu luyện tập chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn các bài tập an toàn nhất cho mẹ và thai nhi.

2.5 Áp dụng các phương pháp trị liệu

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phương pháp châm cứu có thể giúp làm giảm đau lưng khi mang thai, tuy nhiên, nếu muốn thực hiện liệu pháp trị liệu cần trao đổi cùng bác sĩ để được tư vấn lựa chọn các phương pháp phù hợp nhất.

Ngoài ra, để giúp làm giảm tình trạng đau lưng khi mang thai tháng đầu, tháng thứ 2, thứ 3… đến tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu phải nhớ đi khám thai định kỳ và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tình trạng đau lưng quá nghiêm trọng hãy đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và bé.