“Thành thật mà nói, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ mất con” và “cả hai đều đang ở trong tình trạng thực sự tồi tệ. Đó là một tình huống nhạy cảm vì nội tạng của chúng bị viêm và có nguy cơ ngừng hoạt động” - bà Javon Johnson (46 tuổi, ở Elkhart) nói với Kennedy News.
Bà Johnson cho biết, con gái Devine (21 tuổi) của bà bị bệnh vào tháng 5/2022 sau khi sử dụng băng vệ sinh “siêu thấm hút”. Cô vừa kết thúc kỳ kinh nguyệt thì xuất hiện các triệu chứng giống như cúm và không thể đi lại nếu không có sự trợ giúp.
Devine phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt một tuần. Gia đình này lại phải quay trở lại bệnh viện vào tháng 7/2022 khi con gái Jaya (17 tuổi) gặp phải những triệu chứng tương tự trong kỳ nghỉ cùng gia đình tới Florida.
Bà Javon giải thích: “Con bé (Jaya) mới chỉ sử dụng băng vệ sinh lần đầu tiên trong hai ngày. Chúng tôi đang ở Florida trong kỳ nghỉ và con chỉ muốn dùng nó để đi bơi”.
Ban đầu, bà Javon nghĩ Jaya đang bị say nắng do lòng bàn tay bị đỏ - cho đến khi tình trạng của Jaya trở nên tồi tệ hơn do nhiễm virus, buồn nôn và sốt cao.
Cô gái đã được đưa đến phòng cấp cứu và chỉ được cho uống ibuprofen. Jaya về nhà và bị bất tỉnh nên được đưa trở lại bệnh viện. Jaya được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng huyết do hội chứng sốc nhiễm độc, giống như Devine.
Theo The Cleveland Clinic, hội chứng sốc nhiễm độc, thường liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh (tampon), là một tình trạng vi khuẩn ảnh hưởng đến 1 trên 100.000 người. Nó có thể gây tổn thương nội tạng nghiêm trọng hoặc tử vong.
Các bác sĩ cho biết, tình trạng nhiễm trùng của con gái bà Javon là do “hóa chất có hiệu lực cao hơn” trong băng vệ sinh siêu thấm hút. Những chiếc băng vệ sinh mà họ sử dụng vẫn chưa được xác định.
“Các bác sĩ cho biết, Jaya đã sử dụng chất thấm hút siêu tốt khi không cần thiết. Chúng chứa một loại hóa chất khác có hiệu lực cao hơn” - bà Javon chia sẻ.
Cô cho biết, các con gái của cô đã sử dụng băng vệ sinh trong cùng một hộp nhưng không ngủ với chúng. Cả hai đều có quá trình hồi phục chậm.