4 sự thật tàn khốc mà những người ung thư giai đoạn cuối trải qua

VOH - Những người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối thường trải qua những nỗi đau về cơ thể và tinh thần triền miên mà người bình thường không thể cảm nhận hết được.

Jessica Ariel Wendroff - con gái của một bệnh nhân ung thư bàng quang Giai đoạn 4 đã nhận ra những ‘thực tế phũ phàng’ mà cả bệnh nhân ung thư và những người chăm sóc trải qua.

Cô chia sẻ những điều này để bất cứ ai, khi rơi vào hoàn cảnh tương tự cũng có thể chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đối mặt và ứng xử với người thân mắc bệnh một cách đầy yêu thương và cảm thông.

1. Người bị ung thư thường tức giận vì đau đớn

Khi về thăm bố lần cuối, Jessica nghĩ, nó sẽ giống như trên TV, đầy cảm xúc, nước mắt và đẹp đẽ.

Thật ngạc nhiên, cô thấy bố của mình vô cùng tức giận. Khi cô bước vào phòng bệnh, bố của cô đang la hét các y tá và hú lên đau đớn.

Sự tức giận ấy cực kỳ khác thường - nhưng Jessica phát hiện ra rằng “sự kích động cuối cùng” và những thay đổi về tính cách cuối đời là điều bình thường đối với những bệnh nhân ung thư đang cận kề cái chết.

Theo tổ chức Crown Hospice có trụ sở tại Missouri, “sợ hãi, lo lắng và tức giận đều là những đặc điểm thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh nan y”.

Những cảm xúc khó chịu này được gây ra bởi nhiều cảm xúc của người bệnh ung thư như “sự đau đớn, cảm xúc khi nghĩ về cái chết, sự bối rối và mê sảng”, tổ chức này cho biết.

ung thư
Jessica Ariel Wendroff và bố của mình - Ảnh: New York Post

2. Bệnh nhân kiệt sức

Hiệp hội Ung thư Canada mô tả những khúc quanh khác nhau cũng như những thăng trầm không ngừng của bệnh ung thư giống như “một chuyến tàu lượn siêu tốc đầy cảm xúc”.

Mỗi ngày căn bệnh ung thư xuất hiện trong cuộc đời bạn, cho dù đó là trong cơ thể bạn hay người thân, bạn cũng sẽ có cảm giác như đang đi đi lại lại trên đường ray luẩn quẩn. Sự lặp đi lặp lại gây ra sự thất vọng và kiệt sức. 

Thư viện Y khoa Quốc gia đã ghi nhận lại việc chăm sóc người thân của bệnh nhân ung thư trong suốt quá trình phát triển bệnh từ khi chẩn đoán cho đến khoảng một năm sau khi kết thúc hóa trị và xạ trị.

Kết quả chỉ ra rằng, các thành viên trong gia đình cảm thấy vô hình và… trải qua việc trở thành người chăm sóc trong suốt quỹ đạo ung thư như “một chuyến tàu lượn siêu tốc đầy cảm xúc”. Những thăng trầm dường như không bao giờ kết thúc và những vòng lặp ấy khiến họ chóng mặt.

Ung thư là một chuyến đi đầy đau khổ mà người ta không thể thoát khỏi. Khi là người thân của một bệnh nhân ung thư, bạn cũng sẽ cảm thấy kiệt sức và bất lực, không thể kiểm soát được tình hình, buộc phải ngồi nhìn người thân đau khổ mà không có cách nào xoa dịu nỗi đau của họ. 

3. Bệnh nhân ung thư cảm thấy bối rối và chán ăn vào giai đoạn cuối đời

Một tác dụng phụ khác ít được biết đến hơn mà bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những người đang ở giai đoạn cuối gặp phải là mê sảng.

Theo Viện Ung thư Quốc gia, mê sảng được định nghĩa là “một trạng thái tinh thần bối rối bao gồm những thay đổi về nhận thức, suy nghĩ, phán đoán, kiểu ngủ cũng như hành vi”.

Jessica đã tận mắt nhìn thấy cơn mê sảng khi cố gắng thuyết phục cha mình nói lời tạm biệt. “Tôi nghĩ ông ấy sẽ nói với tôi rằng ông ấy yêu tôi và ôm tôi” – cô nói.

Thay vào đó, cô bắt gặp đôi mắt bóng loáng, gần như trống rỗng. Bố của Jessica hầu như không nói gì trong lần gặp cuối.

Giai đoạn cuối đời, ông chỉ hít thức ăn và sau cùng cũng không ăn gì nữa.

Đôi khi, ông uống một chút và cắn một miếng sô cô la và tuyên bố rằng endorphin từ sô cô la giúp ông ấy quên đi cơn đau thường trực. 

Theo tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, “khi cơ thể bắt đầu ngừng hoạt động, nó không thể tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, ngay cả một lượng nhỏ thức ăn cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy no khó chịu hoặc buồn nôn”. Người bệnh cũng có thể thấy rằng, việc ăn uống khiến họ bị đau bụng hoặc tiêu chảy.

4. Cái chết của một bệnh nhân ung thư thật sự tàn khốc

Jessica chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ “hy vọng bố qua đời”, nhưng sau khi nhìn thấy nỗi đau mà ông phải chịu đựng, cô đã làm vậy.

WebMD tiết lộ rằng, vào cuối đời, “cơn đau do ung thư xảy ra khi ung thư xâm chiếm mô hoặc khi khối u đè lên xương, dây thần kinh hoặc các cơ quan. Một số khối u giải phóng các hóa chất gây đau hoặc khiến cơ thể phản ứng đau đớn”.

Ung thư ở giai đoạn cuối không chỉ giống như đang “ăn thịt người bệnh” mà còn làm điều đó một cách từ từ.

Chứng kiến cảnh bố của mình trải qua giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư bàng quang khiến Jessica nhận ra rằng so với những người qua đời vì bị đau tim thì quả thật những người bị đau tim khá may mắn.

Bình luận