Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

6 cách giúp bạn cai nghiện điện thoại dễ dàng

Chứng ‘nghiện’ điện thoại đang ngày càng tăng cao ở bộ phận giới trẻ, thậm chí là trẻ em. Vậy làm thế nào để bạn có thể thoát khỏi sự cám dỗ từ những chiếc điện thoại thông minh?

Theo các số liệu thống kê, chúng ta dành trung bình 4 tiếng mỗi ngày để tương tác với màn hình điện thoại, đó là chưa kể đến thời gian sử dụng điện thoại cho việc nghe, gọi điện... Thực tế, khi làm việc quá lâu với một thiết bị điện tử sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, não bộ và còn làm giảm khả năng tư duy của bạn.

1. 6 cách giúp bạn cai nghiện điện thoại

Chính vì thế, chúng ta cần phải học cách sử dụng điện thoại đúng cách, không nên dính liền với với chiếc điện thoại từ ngày này sang ngày khác. Dưới đây là 8 cách giúp cai nghiện điện thoại thoại mà bạn có thể tham khảo:

1.1. Áp dụng quy tắc ‘hết giờ làm việc’

Để có thể cai nghiện điện thoại bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với điện thoại trong những khoảng thời gian không cần thiết như giờ ăn trưa, lúc đi lại hay về nhà vào buổi chiều tối. Chú ý là nên cài đặt điện thoại ở chế độ im lặng chứ không phải là chế độ rung.

1.2. Ẩn các ứng dụng mạng xã hội

Một trong những cách cai nghiện điện thoại thông minh chính là hãy đưa các ứng dụng mạng xã hội có khả năng gây nghiện cao như: facebook, instagram, twitter... ẩn vào các thư mục để bạn không chú ý đến chúng ở màn hình chính.

1.3. Xóa bớt những thông báo không cần thiết

Những tin nhắn từ SMS, facebook, hay các ứng dụng khác sẽ khiến bạn luôn luôn phải cầm chiếc điện thoại trên tay và dán mắt vào màn hình. Do đó, nếu muốn cai nghiện điện thoại bạn nên cài đặt chế độ hạn chế các thông báo và chỉ đọc những thông báo cần thiết.

1.4. Không sử dụng điện thoại thông minh để báo thức

6-cach-giup-ban-cai-nghien-dien-thoai-de-dang-voh

Không nên sử dụng điện thoại để cài báo thức (Nguồn: Internet)

Nhiều người thường có thói quen sử dụng smartphone làm thiết bị báo thức, tuy nhiên bạn có biết, sử dụng điện thoại để báo thức lại sẽ khiến chúng ta mất thời gian hơn. Nguyên nhân là do khi báo thức vừa reo lên, bạn cầm điện thoại và tắt, nhưng nhiều người sau đó sẽ quay sang facebook để kiểm tra thông tin, đọc báo...

1.5. Dành cho mình những khoảng thời gian ‘không điện thoại’

Bạn có thể tự định vị những vùng không cần dùng đến điện thoại như phòng ngủ, phòng tắm, nhà bếp, giờ họp hoặc các kỳ nghỉ...  Vào những thời điểm này bạn hãy đặt điện thoại của mình ở chế độ máy bay hoặc tắt hẳn nó đi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để chơi, vừa là cơ hội tăng cường sức khỏe vừa có thể làm quen với nhiều người bạn mới.

1.6. ‘Giấu’ điện thoại

Sau khi đã bật điện thoại ở chế độ im lặng bạn hãy để điện thoại ở một nơi bạn không nhìn thấy, như vậy bạn sẽ không bị cám dỗ vào việc màn hình có bật sáng hay không để kiểm tra tin nhắn và thông báo.

Khi làm làm việc bạn có thể để điện thoại trong ngăn kéo và chỉ kiểm tra nó 1 hoặc 2 lần một ngày. Khi ở nhà bạn có thể chơi thể thao hoặc xem phim để không phải chú ý đến chú ‘dế’ của mình.

2. Cai điện thoại cho trẻ bằng cách nào?

Đối với nhiều bậc cha mẹ, việc con bị nghiện điện thoại, tivi, ipad... luôn là một vấn đề đau đầu. Để có thể giúp con cai nghiện điện thoại, cha mẹ cần phải kiểm soát thời lượng sử dụng các thiết bị điện tử của con.

6-cach-giup-ban-cai-nghien-dien-thoai-de-dang-1-voh

Chỉ cho trẻ xem điện thoại trong một khoảng thời gian nhất định (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá vội vàng mà cần phải thực hiện theo một lộ trình bài bản, cắt từng chút một để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một số việc cha mẹ cần phải làm để cai nghiện điện thoại cho bé chính là:

  • Dành thời gian chơi cùng con: Thay vì để con dán mắt vào màn hình điện thoại, ipad... cha mẹ nên dành thời gian ở cạnh con, nói chuyện, chơi đùa cùng con trẻ. Bởi vì bất cứ một đứa bé nào cũng muốn được chơi cùng cha mẹ hơn là chiếc điện thoại.
  • Quy định khoảng thời gian nhất định con được dùng điện thoại: Cha mẹ cần phải quy định cho trẻ khoảng thời gian nhất định để bé được xem điện thoại. Khi hết thời gian, cha mẹ cũng phải dứt khoát cất điện thoại đi.
  • Tạo ra các khu vực cấm dùng điện thoại: Để cai nghiện điện thoại cho trẻ, cha mẹ có thể thiết lập các khu vực không được dùng điện thoại như phòng ăn, phòng ngủ... để việc ăn uống, nghỉ ngơi của bé không bị xao nhãng.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động khác: Ngoài việc giúp trẻ có thời gian sử dụng điện thoại hợp lý thì cha mẹ có thể hướng cho con tham gia vào các hoạt động tập thể như bơi lội, đi dã ngoại, sinh hoạt câu lạc bộ... để giúp con rời xa màn hình điện thoại.

Nói chung, về cơ bản thì điện thoại thông minh cũng chỉ là một sản phẩm công nghệ, do đó việc sử dụng điện thoại như thế nào hợp lý để không phải rơi vào tình trạng ‘nghiện’ điện thoại vẫn là do ý thức của mỗi người quyết định.

Bình luận