Sốt xuất huyết ở trẻ em bùng phát, tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đặc biệt ở mức độ nặng, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. …
Sốt xuất huyết có thể từ không triệu chứng, biểu hiện nhẹ đến nặng. Dấu hiệu cảnh báo quá trình chuyển nặng/ nguy kịch, thường là ở giai đoạn sốt muộn (giai đoạn hạ sốt).
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, "Khi nhiệt độ giảm xuống bình thường (bệnh nhân hạ sốt < 38 độ C), là thời điểm các dấu hiệu nặng xuất hiện, có thể nguy hiểm đến tính mạng, liên quan đến thoát mạch, ứ dịch (khoang màng phổi gây tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng bụng,…), tình trạng suy hô hấp/ khó thở…
Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở trẻ
Bụng chướng, đau bụng
Nôn liên tục, dai dẳng (ít nhất 3 lần trong 24 giờ)
Chảy máu mũi, niêm mạc miệng
Nôn máu, phân máu
Khó thở
Mệt, kích thích, bồn chồn, li bì
Da lạnh, ẩm
Nếu có 1 trong 6 dấu hiệu dưới đây, trẻ mắc sốt xuất huyết phải vào viện điều trị gấp:
Đau bụng
Li bì/ kích thích và nôn liên tục
Thay đổi đột ngột: Đang sốt cao, trẻ hạ thân nhiệt.
Trẻ bắt đầu xuất hiện chảy máu (mũi, miệng, tiểu máu, phân máu) hoặc da niêm mạc xanh tái.
Chân tay trẻ lạnh, ẩm
Đau bụng, ấn tức vùng bụng.
Việc phòng mất nước/ thiếu dịch là rất quan trọng trong chăm sóc, điều trị trẻ sốt xuất huyết vì nguy cơ mất nước do sốt cao liên tục, nôn hoặc uống không đủ nước so với nhu cầu.
Trong giai đoạn trẻ mắc bệnh và hồi phục, một số thực phẩm giúp trẻ hồi phục nhanh như: nước dừa, nước hoa quả giàu vitamin C, các loại rau xanh...