Các bệnh về răng miệng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.
Dưới đây là 7 bệnh về răng miệng phổ biến hiện nay:
Hôi miệng
Hôi miệng chủ yếu là do thức ăn giắt vào răng nhưng không được vệ sinh sạch sẽ, thói quen ăn thực phẩm nặng mùi, hút thuốc lá. Ngoài ra thì các bệnh lý viêm mũi, họng, bệnh nha chu cũng gây ra tình trạng này.
Để dứt điểm hôi miệng, bạn cần đến trực tiếp nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp.
Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa tại kẽ răng, hạn chế tối đa việc ăn thực phẩm có mùi nặng,...
Sâu răng
Sâu răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi như trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi. Sâu răng xuất hiện do sự kết hợp của các mảng bám, đường và tinh bột tấn công vào men răng. Men răng bị mài mòn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh sâu răng.
Người bệnh có thể ngăn ngừa tình trạng sâu răng bằng cách đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và vi khuẩn gây hại.
Viêm nướu răng
Viêm nướu răng là tình trạng nhiễm trùng nướu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này do mất răng ở người lớn tuổi. Ngoài ra, bệnh tim và bệnh viêm nướu răng cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Viêm nướu răng xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất ở những người sau 30 tuổi. Viêm nướu có thể do thói quen hút thuốc lá, bệnh tiểu đường và khô miệng.
Viêm nướu răng thường xuất hiện các triệu chứng như hôi miệng, nướu đỏ và sưng tấy, chảy máu nướu, răng nhạy cảm và đau nhức khó chịu.
Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần, đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để bảo vệ nướu răng.
Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng xảy ra nhất là sau khi đánh răng, chân răng có hiệng tượng rỉ máu do bị tổn thương, chà mạnh. Ngoài ra, còn do bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu như: bệnh giảm tiểu cầu, thiếu canxi,...
Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém cũng khiến hiện tượng chảy máu chân răng dễ dàng xảy ra.
Khắc phục bệnh răng miệng chảy máu chân răng nhẹ rất đơn giản. Chủ yếu bổ sung nhiều vitamin C, A có trong các loại hoa quả như xoài, bưởi, chanh...Hoặc lấy trà túi lọc hoặc hạt tiêu đen và húng quế đắp lên vị trí bị thương.
Răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm sẽ gây cảm giác đau nhói, ê buốt khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng, lạnh hay có nội lực tác động. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do lớp men răng bị mài mòn làm lộ ngà răng hoặc do tụt nướu, sâu răng, thói quen nghiến răng.
Để phòng tránh bệnh lý này bạn cần vệ sinh thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm kết hợp với đánh răng nhẹ nhàng.
Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều đường, axit. Quan trọng nhất là thăm khám răng định kỳ để sức khỏe răng miệng được chăm sóc một cách tốt nhất.
Bệnh viêm nha chu
Nha chu là những mô xung quanh răng, có chức năng chống đỡ và giữ răng trong xương hàm. Viêm nha chu là sự viêm nhiễm, tổn thương của các tổ chức nha chu gồm mô nướu, dây chằng và xương ổ răng.
Viêm nha chu xuất hiện khi cao răng đóng quá nhiều khiến vi khuẩn tấn công, phá hoại tổ chức nha chu. Sâu răng, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, hút thuốc lá, phũ nữ trong thời kỳ mang thai thay đổi nội tiết tố.. cũng là nguyên nhân gây nên loại bệnh về răng miệng này.
Điều trị viêm nha chu tốt nhất nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám, lấy cao răng và loại sạch mảng bám còn sót lại trên kẽ răng. Nha khoa với các thiết bị hiện đại mới có thể làm sạch khoang miệng và đánh bật những mảng bám lâu ngày tồn tại trên răng
Ung thư miệng
Ung thư miệng là tình trạng nghiêm trọng và cơ thể gây tử vong. Tuy nhiên, tình trạng này có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và biện pháp khắc phục phù hợp. Ung thư miệng là bệnh lý phổ biến ở những người trên 40 tuổi.
Ưng thư miệng có thể do thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và mắc bệnh HPV. Ung thư miệng có thể xuất hiện các triệu chứng như lở loét, sưng tấy và thô ráp ở vùng quanh miệng.
Khi nhận biết các bệnh về răng miệng, bạn sẽ chủ động phòng ngừa bệnh tật bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Bạn cũng cần định kỳ đến nha sĩ để được chăm sóc răng miệng thường xuyên và kịp thời điều trị các bệnh về răng miệng.