Các bác sĩ da liễu cho biết, thói quen ăn uống không đúng cách có thể dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình lão hóa da, tốt nhất nên ăn ít thực phẩm có chỉ số GI cao và đồ chiên xào ở nhiệt độ cao.
Phản ứng glycation là gì? Nó có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da
Ngô Minh Dĩnh, bác sĩ chuyên khoa của Khoa Da liễu tại Chang Gung Memorial Hospital ở Đài Loan (Trung Quốc) nói, mọi người đều biết rằng ăn bánh ngọt, kem có hàm lượng đường cao dễ làm tăng lượng đường trong máu và tích tụ mỡ.
Tuy nhiên, mọi người có biết rằng ăn quá nhiều đường còn có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, nhất là lão hóa da, làm tăng nếp nhăn và ảnh hưởng đến ngoại hình không? Nguyên nhân thực chất là do phản ứng glycation, hay còn gọi là đường hoá gây ra.
Nhưng trên thực tế, ngoài việc ăn đường dễ dàng đẩy nhanh quá trình lão hóa, các loại thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao hoặc chiên xào, chúng đều là những sản phẩm cuối cùng của glycat hóa - phản ứng đường hóa. Ăn những thực phẩm này cũng có thể gây tổn thương cho làn da, khiến nhìn mọi người già hơn.
Bác sĩ Ngô Minh Dĩnh cho biết, cái gọi là phản ứng glycation có nghĩa là quá nhiều đường sẽ gây biến tính protein. Đặc biệt, đường đặc biệt dễ kết hợp với collagen loại 1 chuyển hóa chậm, từ đó gây ra hiện tượng lão hóa da sau này, dẫn đến sạm da, vàng da, khô da và nếp nhăn.
Ăn uống như thế nào để ngăn ngừa lão hóa da?
Bác sĩ Ngô Minh Dĩnh khuyến cáo, thói quen ăn uống hàng ngày nên cố gắng tránh lượng đường trong máu tăng nhanh sau bữa ăn. Đầu tiên, tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết, hay còn gọi là chỉ số GI cao.
Khi chế biến thức ăn, tránh sử dụng phương pháp chiên xào ở nhiệt độ cao mà nên chuyển sang sử dụng phương pháp hấp và luộc. Còn lúc ăn, nên ăn những món rau củ trước, sau đó ăn các món thịt, cuối cùng mới ăn cơm.
Thực phẩm GI cao là gì?
Chuyên gia dinh dưỡng cũng là người Đài Loan (Trung Quốc) Châu Thụy Quân chia sẻ các thực phẩm có chỉ số GI cao chẳng hạn như gạo trắng, mì sợi, bánh mì nướng, bắp và dưa hấu…;
Thực phẩm có chỉ số GI trung bình như gạo lứt, mì ống, cà rốt, dứa và dâu tây; thực phẩm có chỉ số GI thấp bao gồm khoai lang, cà chua, khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, súp lơ, bắp cải, ổi…
Chuyên gia dinh dưỡng Châu Thụy Quân bổ sung thêm rằng, cách nhận biết chỉ số GI cao hoặc thấp của thực phẩm rất đơn giản, chỉ cần biết hàm lượng chất xơ trong thực phẩm càng thấp thì mức độ tinh chế càng cao và độ chín càng cao thì chỉ số GI càng cao.
Ngược lại, hàm lượng chất xơ trong thực phẩm càng cao, sẽ có mức độ tinh chế càng thấp và độ chín càng thấp thì chỉ số GI càng thấp.