Ăn quá cay sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa dây thanh âm

(VOH) - Nhiều người trong bữa ăn hàng ngày sẽ cảm thấy không ngon miệng khi thiếu vị cay, từ cay ít, cay vừa, cho đến cay “xé lưỡi”,

Tuy nhiên, việc ăn cay “dữ dội” ngoài dễ kích thích thực quản và đường ruột ra, còn kích thích tiết ra một lượng lớn axit trào ngược dạ dày cũng dễ gây bỏng và ăn mòn dây thanh âm và thanh quản, ảnh hưởng rất nhiều đến giọng nói của chúng ta.

Bác sỹ Trương Trí Huệ - Trung tâm Tai mũi họng thuộc Bệnh viện Trấn Hưng (Đài Loan), cho lời khuyên nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, khàn giọng hoặc giọng trầm xuống bất thường khi nói, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa khám ngay, càng sớm càng tốt.

Ăn quá cay có thể gây tổn thương và đẩy nhanh quá trình lão hóa dây thanh âm  (Nguồn: health.udn.com)

Ăn quá cay có thể gây tổn thương và đẩy nhanh quá trình lão hóa dây thanh âm. Nguồn: health.udn.com

Axit trào ngược dạ dày dễ tổn thương đến dây thanh âm

Bác sĩ Trương Trí Huệ cho biết, vị trí của dây thanh âm nằm ở phía bên trên của khí quản, đây là vị trí rất quan trọng trong thanh quản của chúng ta. Có thể chia đại khái thành 3 lớp: Lớp dưới cùng là cơ dây thanh, lớp giữa là lớp đệm niêm mạc, và lớp ngoài cùng là biểu mô niêm mạc.

Một cấu trúc quan trọng của thanh quản chúng ta là nắp thanh quản. Thường giãn ra để không khí lưu thông đến khí quản và phổi. Nhưng đến lúc chúng ta ăn hoặc uống nó sẽ làm tắc khí quản và dẫn thức ăn vào thực quản, không để thức ăn hoặc nước uống lọt vào khí quản và gây ho. Nó giống như một chiếc nắp đậy kín an toàn cho khí quản. Đôi khi trào ngược dạ dày thực quản, axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản đến cổ họng, khiến dây thanh âm có thể bị tổn thương.

Ăn quá cay có thể gây tổn thương và đẩy nhanh quá trình lão hóa dây thanh âm

Bác sĩ Trương Trí Huệ giải thích rằng, thức ăn quá cay dễ kích thích ruột và dạ dày, đồng thời kích thích tiết ra một lượng lớn axit dịch vị dễ gây trào ngược dạ dày thực quản. Nếu axit dịch vị chảy ngược trở lên họng trên và chạm vào dây thanh âm, có nguy cơ gây viêm nhiễm và tổn thương. Qua nội soi có thể thấy thanh quản bất thường, nếu tình trạng không nghiêm trọng, có thể điều trị bằng các phương pháp y tế thông thường, còn như viêm nhiễm, tổn thương lâu dài không được điều trị tốt, âm thanh giọng nói của chúng ta sẽ không còn tốt như trước.

Ăn quá cay dễ gây phù nề

Theo Khâu Triển Hiền, bác sĩ trưởng khoa tiêu hóa và gan mật của bệnh viện Shutian (ĐàiLoan) cho biết, ăn cay dễ bị phù nề, ví dụ vừa ăn xong lẩu cay, nhiều người sẽ có cảm giác như bỏng rát ở lưỡi và bị sưng môi, nói chuyện giọng hơi khàn, cảm giác tức ngực khó chịu. Tất cả những điều này có thể do phù nề gây ra.

Đồng thời, khi chúng ta đang nhai thức ăn hoặc hít thở không khí, dầu cay trong nồi lẩu có thể theo luồng không khí tiếp xúc với dây thanh, do đó dây thanh bị kích thích và sưng lên. Ngoài ra, khi thành dạ dày tiếp xúc với chất cay cũng sẽ thúc đẩy quá trình tiết axit dịch vị và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực phẩm.

Bác sĩ Khâu Triển Hiền cho biết thêm, khi bị trào ngược dạ dày có thể nói là gây tổn thương kép cho thực quản, chất ăn mòn của axit dạ dày cộng với kích thích chất cay dễ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đặc biệt là phá hủy niêm mạc và gây phù nề.

Một số người luyện tập có khả năng ăn được đồ ăn rất cay, chúng ta thấy họ có vẻ như không có gì là khó chịu, nguyên nhân là do thực quản và thành dạ dày dày lên thường xuyên bị kích thích trong một thời gian dài do luyện tập, đổi lại một khi dây thanh dày lên thì giọng nói cũng trở nên trầm hơn, khó tránh khỏi việc giọng nói bị rè khàn hoặc từ cao thành thấp, không có trong trẻo, rõ ràng như trước.