Chờ...

Bệnh phù thai là gì? Làm sao nhận biết và điều trị kịp thời?

(VOH) – Phù thai là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi nếu không được phát hiện sớm. Vậy phù thai là bệnh gì, làm sao nhận diện và điều trị kịp thời?

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải được quan tâm chăm sóc đặc biệt nhiều hơn bình thường, bởi trong thai kỳ mẹ có thể gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, một trong những vấn đề đó có thể sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu, thai nhi hoặc cả hai. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh phù thai – một bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa đến tính mạng bé yêu. 

Phù thai là bệnh gì?

Phù thai là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng lại khá nguy hiểm. Căn bệnh này được hiểu là tình trạng thai nhi hoặc trẻ sơ sinh vừa sinh ra đời có sự tích tụ chất lỏng bất thường trong các mô xung quanh phổi, tim, bụng hoặc dưới da. Đây thường là biến chứng của một tình trạng khác ảnh hưởng đến cách cơ thể quản lý chất lỏng.

Bệnh phù thai không phải là căn bệnh phổ biến, tỷ lệ xảy ra chỉ ở khoảng 1 trên 1.000 ca sinh. Nếu mẹ bầu đang mang thai và được chẩn đoán em bé trong bụng mắc bệnh phù thai, bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho mẹ áp dụng hình thức chuyển dạ sớm. 

benh-phu-thai-la-gi-lam-sao-nhan-biet-va-dieu-tri-kip-thoi-voh

Phù thai là bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm cho thai nhi (Nguồn: Internet)

Nếu là trẻ sơ sinh sẽ được áp dụng biện pháp truyền máu và các phương pháp khác để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Và mặc dù đã có các phương pháp điều trị, song đáng tiếc là hơn nửa số trẻ sơ sinh bị phù thai sẽ chết ngay trước hoặc sau khi sinh dù đã được tích cực điều trị.

Bệnh phù thai có những dạng nào?

Có 2 dạng thai bị phù khá phổ biến đó là: phù thai miễn dịch và không miễn dịch. Chúng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra:

Phù thai miễn dịch

Phù thai miễn dịch thường xảy ra khi nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau. Điều này được gọi là không tương thích yếu tố Rh. Hệ thống miễn dịch của người mẹ có thể tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu của bé yêu. Trong những trường hợp nghiêm trọng của tình trạng không tương thích yếu tố Rh có thể dẫn đến bệnh phù thai.

Ngày nay, tình trạng phù thai miễn dịch đã không còn phổ biến kể từ khi các nhà khoa học đã nghiên cứu ra Rh immunoglobulin (RhoGAM). Thuốc này được dùng cho phụ nữ mang thai có nguy cơ không tương thích với yếu tố Rh để ngăn ngừa biến chứng.

Phù thai không miễn dịch

Hiện nay, phù thai không miễn dịch là loại phổ biến nhất. Bệnh thường xảy ra khi một tình trạng hoặc một loại bệnh khác cản trở khả năng điều tiết chất lỏng của cơ thể bé, bao gồm:

  • Khối u
  • Xuất huyết thai nhi
  • Nhiễm khuẩn hoặc virus
  • Khuyết tật phổi hoặc tim
  • Bị dị dạng động mạch – tĩnh mạch
  • Các dạng thiếu máu nghiêm trọng
  • Rối loạn di truyền hoặc chuyển hóa.

Dấu hiệu cảnh báo thai nhi bị phù

Các bác sĩ cho biết, mẹ bầu có thể bị bệnh phù thai nếu gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Thừa nước ối
  • Nhau thai quá lớn
  • Bất thường ở nhau thai.

benh-phu-thai-la-gi-lam-sao-nhan-biet-va-dieu-tri-kip-thoi-1-voh

Bác sĩ có thể nhìn thấy những bất thường của thai nhi qua biện pháp siêu âm thai (Nguồn: Internet)

Thai nhi cũng có thể có lá lách, tim hoặc gan to bất thường. Thông qua phương pháp siêu âm bác sĩ sẽ phát hiện ra sự bất thường trên, thậm chí có thể thấy được chất lỏng bao quanh tim hoặc phổi của bé. Trẻ sơ sinh chào đời với tình trạng phù có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Bầm tím
  • Khó thở
  • Da nhợt nhạt
  • Vàng da nặng
  • Gan và lá lạch phì đại
  • Sưng phù nặng, đặc biệt là ở bụng.

Điều trị bệnh phù thai bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán bệnh phù thai thường được thực hiện bằng siêu âm. Bác sĩ có thể nhận thấy thai nhi mắc phải tình trạng này khi thai phụ khám thai định kỳ. Hoặc mẹ cũng có thể yêu cầu được siêu âm trong thai kỳ nếu phát hiện em bé ít di chuyển hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như huyết áp tăng cao. 

Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể thể giúp xác định mức độ nghiêm trọng hoặc nguyên nhân của tình trạng này là:

  • Lấy mẫu máu thai nhi
  • Chọc ối
  • Siêu âm tim thai nhi nhằm tìm kiếm các bất thường ở bộ phận này.

Thông qua siêu âm và các xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ phát hiện được bệnh phù thai, tuy nhiên, căn bệnh này thường không thể được điều trị trong giai đoạn mang thai. Thỉnh thoảng, bác sĩ có thể truyền máu cho thai nhi để tăng khả năng thai nhi sống sót đến lúc chào đời. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ thực hiện biện pháp giục sinh nhằm nâng cao mức độ an toàn cho cả 2 mẹ con.

Khi em bé được sinh ra đời, bác sĩ sẽ thực hiện những thủ thuật y tế như:

  • Dùng máy trợ thở
  • Thuốc kiểm soát suy tim
  • Thuốc kích thích thận loại bỏ chất lỏng dư thừa
  • Sử dụng kim nhằm loại bỏ chất lỏng dư thừa ở phổi, tim hoặc lồng ngực.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có thể được truyền trực tiếp tế bào hồng cầu phù hợp với nhóm máu của bé. Trong trường hợp phù thai do một tình trạng tiềm ẩn nào đó bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị song song.

Nhìn chung đây là bệnh lý khá phức tạp trong việc điều trị, khả năng chữa khỏi thành công cũng tương đối thấp. Do vậy, các mẹ bầu cần phải hết sức lưu tâm đến những thay đổi trong cơ thể, nếu phát hiện bất thường hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm, nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm khác.

Tài liệu tham khảo

Trang hellobacsi.com

Nhau thai là gì? Mẹ bầu có thể gặp những vấn đề nào về nhau thai? : Nhau thai được xem là mối liên kết và là con đường vận chuyển chất dinh dưỡng giữa thai nhi và người mẹ. Vậy nhau thai là gì và nếu nhau thai có vấn đề thì có nguy hiểm đến thai nhi ...
5 nguyên nhân khiến mắt mờ khi mang thai và cách cải thiện : Phụ nữ mang thai thường sẽ phải trải qua nhiều thay đổi, trong đó có tình trạng mắt mờ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mắt mờ khi mang thai và làm cách nào để cải thiện?