Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bệnh viện không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp lễ

VOH - Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc, đảm bảo trực đầy đủ và không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp lễ 20/4, 1/5 sắp tới.

Nhằm bảo đảm công tác khám chữa bệnh trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4, 1/5, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản chỉ đạo gửi các sở y tế tỉnh, thành và các bệnh viện trên toàn quốc.

Trong đó yêu cầu các bệnh viện đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ; tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.

Nếu bệnh nhân trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.

cấp cứu
Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: VNE

Đọc thêm: Cấp cứu thành công bé trai nguy kịch do dùng Paracetamol quá liều

Các đơn vị phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa liên quan các sự kiện tập trung đông người nếu có tại địa phương. Bảo đảm thường trực đường dây nóng 24/24 giờ để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết…

Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, TPHCM tiếp tục thực hiện mô hình “tháp 3 tầng” tại các cơ sở điều trị với tầng 1 là cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 không triệu chứng và nhẹ; tầng 2 là cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 mức độ vừa và nặng; tầng 3 là cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 mức độ nặng và nguy kịch.

Các đối tượng mắc Covid-19 cần chỉ định nhập viện là:

  • Trẻ mắc Covid-19 được chẩn đoán mức độ nhẹ nhưng đang có diễn tiến thành trung bình, nặng hoặc nguy kịch.
  • Trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ có kèm theo một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng như sốt cao > 39oC không hạ hoặc sốt cao liên tục ≥ 3 ngày; có các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân (nôn tất cả mọi thứ, li bì khó đánh thức, bỏ ăn bỏ bú, co giật); đau tức ngực; thở nhanh, thở bất thường; SpO2 < 95% hoặc các dấu hiệu cảnh báo của bệnh đồng nhiễm…

Các cơ sở y tế cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trước và trong thời gian điều trị, chăm sóc; phân loại trẻ bệnh theo mức độ và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh; tuân thủ nguyên tắc cấp cứu A-B-C: kiểm soát đường thở, hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn; cá thể hóa các biện pháp điều trị, đặc biệt là các ca bệnh nặng nguy kịch; điều trị nguyên nhân; điều trị cơn bão cytokin…

Bình luận